Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn mẹ cách xử trí

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ

Tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng là triệu chứng thường gặp. Triệu chứng này là một dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Tuy vậy, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện và xử trí khi thấy con bị đầy hơi, chướng bụng bằng một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng là hiện tượng thường gặp, khiến nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con đầy bụng, khóc nhiều mà không rõ nguyên nhân. Tuy rằng cha mẹ có thể phát hiện và xử trí, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh là gì?

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh thường là do đầy hơi - một tình trạng thường gặp, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đây là tình trạng bụng bé căng do chứa nhiều hơi, nguyên nhân do bé thường nuốt nhiều không khí trong quá trình khóc và bú. Bé khóc nhiều do đây là ngôn ngữ duy nhất giúp bé giao tiếp.

Mặt khác, ở bé dưới 1 tuổi giai đoạn này, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu, đang phát triển và dần làm quen, từ việc dung nạp, hấp thu đến bài tiết. Trong những tháng đầu, bé làm quen với sữa và tăng lượng sữa, khí cũng được sinh ra khi tiêu hóa thức anh nhờ sự hoạt động của các vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, việc mẹ cho bé bú nhiều cũng dẫn đến tình trạng đầy bụng hoặc bụng đau âm ỉ chướng bụng.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn mẹ cách xử trí cho con 1
Việc mẹ cho bé bú nhiều cũng dẫn đến tình trạng đầy bụng

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:

  • Tiêu hóa kém hoặc không tiêu hóa được protein trong sữa: Hiện tượng này thường xảy ra với những trường hợp trẻ dùng sữa công thức hoặc nguồn thức ăn của mẹ có vấn đề. Nguyên nhân có thể do bé không tiêu hóa được đường lactose trong sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Thừa đường lactose từ sữa: Bé không tiêu hóa hết đường lactose mới nạp vào từ sữa mẹ hoặc sữa công thức do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ.
  • Chịu tác động từ chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong suốt giai đoạn bé bú sữa mẹ, những thức ăn mẹ ăn đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ về sau. Bé sẽ dễ bị đầy bụng nếu mẹ cũng ăn những thực phẩm dễ gây đầy hơi chướng bụng. Một số thực phẩm dễ gây đầy bụng mẹ cần lưu ý như bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, đào, lê, chanh, cam, các loại đậu…
  • Bé sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Dụng cụ uống sữa bé không đảm bảo vệ sinh.
  • Trẻ ăn quá dày bữa.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn mẹ cách xử trí cho con 2
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Dấu hiệu nhận biết trẻ đầy bụng

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng có những biểu hiện sau:

  • Ợ hơi nhiều: Ợ hơi nhiều nhằm giúp bé loại bỏ khí trong bụng, giảm tình trạng đầy bụng. Ợ hơi nhiều và nôn trớ là biểu hiện cho thấy trẻ đang bị chướng bụng đầy hơi.
  • Bụng chướng: Do không khí ứ đọng trong dạ dày ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của bé. Áp lực dạ dày và đường ruột tăng khiến bụng bé căng, chướng, đôi khi sưng phù và gây đau cho bé.
  • Nôn trớ sau ăn: Nôn trớ sau ăn cũng là biểu hiện của trẻ bị đầy bụng.
  • Xì hơi nhiều: Chướng bụng đầy hơi khiến đường ruột tăng áp lực, hơi được đẩy cả lên trên thực quản và cả xuống dưới đường ruột khiến bé thường xuyên bị đầy bụng xì hơi nhiều hơn.
  • Quấy khóc: Bụng chướng khiến bé có cảm giác khó chịu, đôi khi là đau.
  • Ngủ không ngon: Do bụng chướng khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho bé.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn mẹ cách xử trí cho con 3
Bụng chướng khiến bé thấy khó chịu, quấy khóc

Cách xử trí tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng, nhưng đồng thời cũng có nhiều cách giúp mẹ xử trí trong những tình huống con mình bị đầy bụng, nếu bé đã lớn thì có thể tìm hiểu bé bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì và xây dựng thực đơn thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ xử lý tình huống con trẻ bị đầy bụng:

Massage bụng cho bé

Massage bụng là một trong những cách giảm tình trạng đầy bụng hiệu quả nhất. Mục tiêu là làm giảm lượng hơi trong bụng trẻ, giúp trẻ thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mẹ nên thực hiện massage bụng cho bé thường xuyên, nhưng không nên massage cho bé ngay sau bữa ăn. Thông thường, sau bữa ăn 30 phút, mẹ hãy dùng các ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ rốn bé vòng dần ra ngoài. Mẹ có thể sử dụng dầu massage để giảm chà sát vào da bé, có thể khiến bé đau. Phương pháp này không chỉ giúp bé giảm đầy hơi, mà còn giúp bé thư giãn, thoải mái, dễ chịu.

Giúp bé xì hơi

Mẹ có thể hỗ trợ bé xì hơi bằng cách bế bé ôm vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc mẹ bế để bụng bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Sau đó, tay còn lại mẹ dùng để vuốt lưng cho bé giúp bé dễ xì hơi hơn. Bé xì hơi sẽ giúp giảm lượng khí trong bụng, giảm tình trạng chướng bụng.

Chườm nóng bụng bé

Sử dụng 2 khăn tay, làm ấm bằng cách nhúng vào nước nóng rồi vắt khô. Kiểm tra độ nóng của khăn, phải đảm bảo không làm bỏng bé, mẹ đặt 1 khăn lên bụng bé, khăn còn lại quấn quanh bụng để cố định. Hơi nóng sẽ giúp đẩy hơi trong bụng bé ra dễ hơn.

Giúp bé ợ hơi

Việc này là cần thiết khi bé bị đầy hơi, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện phương pháp này cho bé sau bữa ăn, tránh bé bị nôn trớ, trào người dạ dày. Mẹ cần bế bé, để đầu bé tựa vào mẹ, vỗ nhẹ lưng đến khi bé ợ hơi thành tiếng.

Cử động chân đạp xe

Cử động chân đạp xe cho bé giúp giảm chướng bụng ở trẻ. Đầu tiên, mẹ để bé nằm ngửa, sau đó đưa một bé ngược lên ngực, chân kia đẩy xuống. Tiếp theo, đẩy chân đang co xuống và đưa chân vừa đẩy xuống lên, lần lượt tuần tự như động tác đạp xe đạp giúp khí trong bụng bé được đẩy ra ngoài.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn mẹ cách xử trí cho con 4
Cử động chân đạp xe giúp khí trong bụng bé được đẩy

Cho bé bú đúng tư thế

Tư thế bú của bé cũng có tác động lớn đến việc tạo hơi trong bụng. Để giảm tình trạng chướng bụng, nôn trớ, khi cho bé bú, mẹ giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa di chuyển xuống dạ dày dễ hơn, giảm tình trạng bé nuốt khí vào bụng, đồng thời giúp bé dễ dàng ợ hơi hơn.

Cho bé uống men vi sinh

Một số loại men vi sinh có công dụng giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh rất tốt. Tuy nhiên, để sử dụng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước, để được chỉ định loại men vi sinh phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho bé.

Điều chỉnh lượng sữa

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa không là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh thắc mắc. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng là do bú sữa quá nhiều. Do đó, trước khi cho con bú, mẹ cần kiểm tra xem con no chưa, có bú quá nhiều không. Việc cung cấp đủ lượng sữa không chỉ giúp giảm nguy cơ đầy bụng mà còn hỗ trợ trong việc phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh ở trẻ.

Lưu ý cho cha mẹ khi xử trí đầy bụng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Các trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng cha mẹ đều có thể xử trí tại nhà và không cần can thiệp y tế, tuy vậy, trong những trường hợp sau cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ táo bón hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
  • Màu phân trẻ không giống bình thường.
  • Trẻ khóc nhiều, khó ngủ, bỏ bú.
  • Phân trẻ lẫn máu hoặc trẻ di ngoài ra máu.
  • Trẻ bị sốt.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn mẹ cách xử trí cho con 5
Thấy con có biểu hiện bất thường cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay

Trên đây là một số thông tin mà cha mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng. Mặc dù tình trạng này là khá phổ biến, cha mẹ có thể xử trí tại nhà nhưng cha mẹ không được chủ quan vì khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm