Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em thường khá hiếu động nên vấn đề thường xuyên té ngã sẽ không thể tránh khỏi. Thế nhưng, những va chạm này có thể nhẹ nhưng vẫn có thể gây nên những chấn thương đầu nghiêm trọng đối với trẻ. Vậy nếu bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Ngã đập đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương ở trẻ. Hậu quả có thể khiến trẻ chảy máu, bầm tím, hoặc thậm chí là chấn thương sọ não. Vì thế nên nhiều bố mẹ thường quan tâm đến câu hỏi “bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?”. Bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé!
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Khi thấy một trẻ nhỏ ngã và đập đầu phía sau xuất hiện vết thương, việc đầu tiên bạn nên làm là hít thở sâu để bình tĩnh. Sau đó, bạn cần tiến hành đánh giá tình hình bằng cách xem xét mức độ nặng của chấn thương dựa trên các yếu tố sau đây:
Phần lớn trẻ bị té ngã và đập đầu phía sau thường là những tình huống nhẹ và không đòi hỏi chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gia đình cần nên chú ý đến những dấu hiệu triệu chứng cảnh báo về chấn thương sọ não ở trẻ để có thể điều trị kịp thời.
Sau khi đã tìm hiểu nội dung bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không, bạn cần phải hiểu rõ thời gian theo dõi tình trạng bệnh đối với trẻ.
Bố mẹ cần duy trì sự bình tĩnh để thực hiện các quan sát và thao tác kiểm tra trẻ một cách tốt hơn sau khi ngã. Nếu ngay sau cú ngã, xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện:
Thực tế cho thấy, chỉ có khoảng 2 - 3% trường hợp trẻ bị ngã đập đầu phía sau dẫn đến vỡ xương sọ và các vấn đề về thần kinh. Trong số đó, 1% các trường hợp vỡ xương sọ dẫn đến chấn thương sọ não thường do tai nạn giao thông. Nếu trẻ sau cú ngã không có các triệu chứng như trên, bố mẹ nên tránh kích động và quát mắng trẻ, thay vào đó, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi.
Để trả lời cho thắc mắc "bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?" thì việc bé ngã đập đầu từ phía sau có thể để lại nhiều nguy hiểm như:
Trẻ có thể bất tỉnh khi bị ngã đập đầu xuống nền cứng với lực đập đủ mạnh. Nếu bé khóc ngay sau khi ngã, bố mẹ nên yên tâm bởi bé vẫn còn tỉnh táo. Ngoài ra, bố mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám nếu trẻ có dấu hiệu bất tỉnh 1 phút trở lên.
Sau khi trẻ té và đập đầu phía sau có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất thăng bằng. Tuy nhiên, đây không phải là những biểu hiện đáng lo ngại quá.
Bố mẹ có thể theo dõi trẻ khi trẻ đang vui chơi để kiểm tra trẻ có thể ngồi thẳng mà không gặp vấn đề, việc đi lại có thể vững vàng hay không, cách trẻ vận động tay và chân có bình thường hay không. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị va vào đầu, mẹ có thể quan sát khi trẻ bò nhằm xem xét các dấu hiệu bất thường nào xảy ra hay không.
Dù bé vẫn giữ được tình trạng tỉnh táo, nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu như lờ đờ, khả năng giao tiếp bằng ánh mắt giảm, thiếu sự tập trung... thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Trong khoảng 24 giờ sau khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau, mẹ cần quan sát mắt của bé để kiểm tra có xuất hiện hiện tượng lác mắt, đồng tử hai bên không đều hoặc trẻ nhìn một vật thành hai vật để hướng xử lý kịp thời.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thử kiểm tra phản ứng của trẻ khi chườm lạnh. Nếu trẻ có phản ứng tự bảo vệ, gia đình có thể yên tâm rằng bé vẫn đang trong tình trạng khỏe mạnh.
Sau khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau, trẻ nhỏ có thể nôn 1 đến 2 lần do hiện tượng ho, khóc mạnh hoặc va chạm vào hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều hơn 3 lần và kèm theo các dấu hiệu sau đây, đây có thể là tình trạng nguy hiểm:
Dù bé đã ngủ đủ giấc nhưng sau khi bị ngã đập đầu phía sau, bé có thể có xu hướng muốn tiếp tục ngủ. Bé có thể lừ đừ, lơ mơ và khó đánh thức, đây cũng là một trong những dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ cần chú ý và cẩn trọng sau cú ngã.
Mặc dù bố mẹ có thể hoảng sợ ngay sau khi bé ngã đập đầu phía sau, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung "bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?". Hy vọng rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ những triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ trong tình huống ngã đập đầu từ phía sau và những điều nên làm khi xảy ra tình huống này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.