Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh cảm tả là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa gây ra bởi vi khuẩn tả. Căn bệnh này có thể bùng thành đại dịch nếu không được phát hiện và kiểm soát chặt chẽ. Với sự phát triển của y học hiện nay, cảm tả đã được khống chế và kiểm soát, chỉ còn một vài ca mắc xuất hiện rải rác ở một số tỉnh ven biển nước ta.
Bệnh cảm tả là gì? Bệnh gây ra do đâu? Bệnh biểu hiện như thế nào? Các biện pháp phòng và điều trị bệnh ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về bệnh cảm tả nhé.
Bệnh cảm tả còn được biết đến với cái tên khác như bệnh tả, thổ tả. Cảm tả là một nhiễm trùng đường ruột cấp tính, do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây nên. Bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua phân của người bệnh. Đặc điểm lâm sàng của bệnh ở thể điển hình là tiêu chảy dữ dội và nôn liên tục dẫn đến rối loạn nước và điện giải trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Bất cứ ai cũng có thể bị cảm tả. Tuy nhiên, dịch bệnh hay xảy ra ở những địa phương có tập quán sinh hoạt ăn uống lạc hậu, các khu sinh hoạt tập thể. Bệnh chủ yếu xảy ra vào mùa xuân hè.
Cảm tả được chia làm các thể bệnh sau:
Cảm tả gây ra bởi phẩy khuẩn tả, có tên khoa học là Vibrio cholerae. Loại vi khuẩn này có kích thước ngắn, hình hơi cong như dấu phẩy, bắt màu gram âm, di động nhanh nhờ lông ở một cực và không sinh nha bào. Trong môi trường thích hợp như nước, thức ăn, các động vật biển… phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày, thậm chí là 2 - 3 tuần. Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 80 độ C trong vài phút, bởi hóa chất thông thường và môi trường acid.
Vi khuẩn tả không sống lâu ở dạ dày bởi ở đó có độ acid khá cao. Do vậy, người bệnh phải nhiễm một số lượng lớn phẩy khuẩn tả hoặc dịch dạ dày giảm toan mới dễ mắc bệnh cảm tả.
Cơ chế gây bệnh: Sau khi đi qua dạ dày, xuống tá tràng, vi khuẩn tả bao phủ toàn bộ bề mặt tá tràng rồi đến khu trú tại ruột non. Vi khuẩn tả phát triển tại chỗ, giải phóng độc tố ruột, gây ra sự tăng gấp bội quá trình vận chuyển nước và điện giải từ trong tế bào ra lòng ruột non. Việc khối lượng nước tiết ra quá lớn, vượt khả năng tái hấp thu tại ruột già dẫn đến tình trạng tiêu chảy dữ dội. Hậu quả dẫn đến cơ thể mất nước nghiêm trọng kèm theo mất các điện giải.
Bệnh cảm tả có nhiều thể khác nhau. Mỗi thể tả sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu chỉ đề cập đến triệu chứng của thể điển hình:
Thời kỳ ủ bệnh: Khi nhiễm phẩy khuẩn tả, thời gian ủ bệnh thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Trong thời kỳ này, người bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng.
Thời kỳ khởi phát: Thời kỳ này thường diễn ra rất nhanh, không quá 24 giờ. Lúc này, người bệnh có thể có một số biểu hiện như đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy vài lần.
Thời kỳ toàn phát: Có 3 dấu hiệu cơ bản bao gồm tiêu chảy, nôn, rối loạn nước và điện giải. Cụ thể:
Trường hợp nặng, người bệnh có thể sốc do giảm thể tích với các biểu hiện huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thiểu niệu hoặc vô niệu. Người bệnh vẫn có thể tỉnh táo, nói thều thào.
Thời kỳ hồi phục: Bệnh cảm tả diễn biến trong vòng từ 1 - 3 ngày. Nếu được bù nước và điện giải tốt, điều trị kháng sinh sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục.
Nguyên tắc trong điều trị bệnh tả bao gồm: Cách ly người bệnh nhiễm phẩy khuẩn tả, bổ sung nước và điện giải một cách nhanh chóng, đầy đủ, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các phương pháp điều trị bệnh tả cụ thể:
Để bù nước và điện giải cho người bệnh một cách chính xác, trước hết cần đánh giá tình trạng mất nước của người bệnh.
Việc điều trị bằng kháng sinh giúp tiêu diệt phẩy khuẩn tả gây bệnh. Vậy cảm tả uống thuốc gì? Một số nhóm kháng sinh phổ biến được chỉ định trong điều trị cảm tả bao gồm:
Mặc dù người bệnh cảm tả bị tiêu chảy nặng, song tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột như opizoic, atropin…
Bệnh cảm tả nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt sẽ lây lan ra cộng đồng hình thành đại dịch. Việc chủ động phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất giúp ngăn ngừa bệnh tả. Để phòng tránh bệnh tả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cảm tả và cách điều trị mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về bệnh cảm tả, nguyên nhân gây bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm tả để có thể chủ động phòng tránh bệnh. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh để trang bị thêm cho họ những kiến thức về căn bệnh này nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.