Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh tả có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tả

Ngày 21/04/2023
Kích thước chữ

Bệnh tả có nguy hiểm không? Bệnh tả đang trở thành mối lo ngại đối với nhiều người khi số ca mắc có xu hướng tăng cao. Nếu chúng ta không nhận thức sớm được mối nguy hại của căn bệnh này sẽ dẫn đến khả năng bùng phát thành đại dịch.

Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, việc điều trị bệnh tả đang dần chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bệnh tả có nguy hiểm không cũng khiến những người ngày ngày đối mặt với nó không khỏi lo lắng. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về bệnh tả

Để giải thích cho vấn đề bệnh tả có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu khái niệm về chứng bệnh này. Bệnh tả bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng cấp tính của hệ tiêu hóa, do có sự xuất hiện của vi khuẩn tả Vibrio Cholerae. 

Triệu chứng nôn và tiêu chảy số lượng lớn là biểu hiện rõ nhất của bệnh tả, khiến cơ thể bị mất nước và điện giải nghiêm trọng. Nguy cơ tử vong là rất lớn nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Mức độ lây nhiễm của bệnh tả có thể thông qua nguồn lây trực tiếp từ phân người qua vi khuẩn. 

Tại Việt Nam, dịch tả diễn biến phức tạp nhất vào mùa hè với nhiều trường hợp tản phát. Chính vì vậy mà phương pháp điều trị hiện nay vẫn là cách ly, bù nước, hạn chế rối loạn điện giải và sử dụng kháng sinh

Bệnh tả có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tả 1
Bệnh tả bắt nguồn từ sự xâm nhập của vi khuẩn tả Vibrio Cholerae vào cơ thể

Bệnh tả xuất hiện do đâu?

Phần lớn nguồn cơn của bệnh tả đến từ sự lây lan của vi khuẩn Vibrio Cholerae. Đây là dạng vi khuẩn Gram âm, mang hình thể cong giống như dấu phẩy. Chúng có khả năng di chuyển linh hoạt trong không gian nhờ cơ chế một lông. Môi trường kiềm chứa nhiều dinh dưỡng là điều kiện thích hợp để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vi khuẩn sẽ bị tiêu hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ (80°C/5 phút), môi trường axit và hóa chất diệt khuẩn. 

Vibrio Cholerae sinh ra một loại ngoại độc tố ruột LT (Thermolabile Toxin). Chất độc này gắn vào niêm mạc ruột non của người bệnh, hoạt hóa enzym Adenylcyclase khiến cho AMP vòng tăng lên. Bên cạnh đó sẽ kéo theo sự hấp thụ ion Na+ giảm đi và ion Cl- tăng lên, khiến cho nguy cơ tiêu chảy cấp tính trở nên rõ rệt.

Bệnh tả có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tả 2
Nhiều người cảm thấy lo ngại liệu bệnh tả có nguy hiểm không

Bệnh tả có nguy hiểm không? Những dấu hiệu nhận biết 

Bệnh tả có thể biểu hiện theo nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến tối cấp. Từng giai đoạn của bệnh sẽ mô tả những dấu hiệu khác nhau mà chúng ta cần nắm bắt để theo dõi tình trạng sức khỏe. Thông qua đó còn biết được liệu bệnh tả có nguy hiểm không.

Giai đoạn ủ bệnh

Khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn tả, từ vài giờ cho đến 5 ngày là khoảng thời gian ủ bệnh. Cơ thể trong giai đoạn này chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Thế nhưng vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập và phát triển ở các cơ quan.

Giai đoạn khởi phát

Áp lực lên cơ thể dần trở nên nặng nề hơn khi bước vào thời kỳ bệnh khởi phát. Người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi bụng kéo dài, tiêu chảy nhẹ… và thời gian ảnh hưởng của vi khuẩn trong giai đoạn này không kéo dài quá 24 giờ. 

Giai đoạn toàn phát

Đây là lúc mà bệnh tình trở nên nghiêm trọng và phải có biện pháp xử lý khẩn cấp. Cơ thể người bệnh liên tục bị mất nước và chất điện giải, cùng với đó là xảy ra một số vấn đề về sức khỏe: 

  • Nôn mửa với tần suất liên tục trong ngày và không có khả năng kiểm soát. Ban đầu người bị bệnh sẽ nôn ra thức ăn, sau đó sẽ là nước.
  • Cảm giác đau bụng và đi ngoài nhiều lần, thậm chí có thể lên đến 50 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Trạng thái phân khi bị tả là không xuất hiện nhầy máu, đa phần là nước, màu trắng đục như nước vo gạo.
  • Cơ thể bị mất dần ý thức, tinh thần rơi vào mê man, chuột rút

Giai đoạn hồi phục

Khoảng thời gian từ sau 1 đến 3 ngày là thời điểm vàng để người bị tả hồi phục sức khỏe. Nhiều trường hợp người bệnh được điều trị kháng sinh, bổ sung đủ nước và chất điện giải kịp thời. Khi đó họ sẽ dần lấy lại ý thức, cùng với đó là các triệu chứng của bệnh giảm đi rõ rệt.

Các thể bệnh tả ở người

Bệnh tả có nguy hiểm không? Trên thực tế chứng bệnh này vẫn xảy ra rải rác ở một số vùng của nước ta. Phần lớn đến từ thói quen ăn thực phẩm sống, chế biến không đảm bảo vệ sinh. Điều này khiến cho sự lây nhiễm của bệnh tả vô cùng phức tạp và diễn biến theo nhiều thể bệnh khác nhau:

  • Thể nhẹ: Biểu hiện lâm sàng giống như tiêu chảy thông thường, mất nước và rối loạn điện giải ở mức độ nhẹ.
  • Thể điển hình: Quá trình của bệnh diễn ra nhanh, dễ nhận thấy nhất là nôn mửa thường xuyên và tiêu chảy liên tục ra nước.
  • Thể tối cấp: Giai đoạn này người bệnh liên tục có cảm giác muốn đi ngoài, khiến cơ thể bị mất nước và điện giải trầm trọng. Diễn biến bệnh nhanh nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong sau 1 - 3 giờ. 
  • Thể xuất hiện: Chúng ta dễ dàng nhận thấy thể bệnh này khi có xuất huyết dưới da, tình trạng phân máu khi đi ngoài.
  • Thể tả ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết bệnh tả ở trẻ đó là tiêu chảy đi kèm sốt nhẹ. Thế nhưng phụ huynh không nên chủ quan vì khi bệnh trở nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ đường huyết.
Bệnh tả có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tả 3
Quá trình lây nhiễm của bệnh tả biểu hiện qua từng thể bệnh khác nhau

Chẩn đoán và điều trị bệnh tả

Đến đây có lẽ bạn đã dần hiểu được liệu bệnh tả có nguy hiểm không. Mặc dù vậy nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn do dịch tả gây ra vẫn rất cao. Dưới đây là một số cách thức điều trị và giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tả lên các chức năng của cơ thể mà bạn nên tham khảo.

Bù nước và chất điện giải

Đối với những bệnh nhân đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh tả thì việc bổ sung nước là một lựa chọn phù hợp. Một số dung dịch giúp bù nước cho cơ thể mà chúng ta không nên bỏ qua như:

  • Dung dịch Oresol gồm nhiều thành phần muối kết hợp với 1 lít nước đun sôi để nguội, sử dụng liên tục trong ngày.
  • Pha uống một số dung dịch thay thế theo tỷ lệ thích hợp: 8 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối pha cùng 1 lít nước đun sôi.
  • Uống nước cháo làm từ gạo và một ít muối.
  • Nước dừa non kết hợp thêm một lượng muối nhỏ.

Lưu ý là nếu có biểu hiện nôn nhiều, nên uống các dung dịch thành từng ngụm nhỏ để giữ nước và cân bằng chất điện giải.

Cung cấp nước và chất điện giải qua đường truyền tĩnh mạch

Đây là một liệu pháp có khả năng cung cấp nước nhanh chóng đi vào cơ thể. Điều này phù hợp với những bệnh nhân gặp triệu chứng nặng, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Người bệnh chỉ cần truyền một lượng dịch vừa đủ để khiến cho dịch và phân mất đi khi tiêu chảy hay nôn mửa. Một số loại dịch truyền qua đường tĩnh mạch bao gồm: Glucose 5%, Natri Clorid 0.9% hoặc Natri Bicarbonat 1.4%.

Sử dụng kháng sinh

Tăng cường kháng sinh trong điều trị bệnh tả có thể tiêu diệt vi khuẩn tả gây bệnh nhanh chóng. Các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh phù hợp cho việc phòng chống bệnh tả:

  • Azithromycin: Dành cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi mắc bệnh tả.
  • Chloramphenicol: Bổ sung liên tục 3 ngày.
  • Fluoroquinolon: Mỗi ngày uống 2 lần, thời gian sử dụng điều trị là 3 ngày. 
Bệnh tả có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tả 4
Kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tả gây bệnh hiệu quả

Chúng ta không nên chủ quan về những vấn đề liên quan đến môi trường sinh hoạt bởi nguy cơ mắc bệnh tả là rất lớn. Mong rằng những thông tin trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu được bệnh tả có nguy hiểm không. Hãy luôn theo dõi và tiếp tục đồng hành cùng Nhà Thuốc Long Châu trong những bài viết tiếp theo nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin