Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh đi tiểu buốt là gì? Cách điều trị khó tiểu hiệu quả?

Ngày 09/03/2023
Kích thước chữ

Khó tiểu là bệnh có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ dễ bị tiểu buốt hơn nam giới và gặp nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu đi tiểu buốt để có thể thăm khám và điều trị kịp thời. Câu hỏi thường gặp là “Đi tiểu buốt là bệnh gì? Đâu là cách điều trị khó tiểu hiệu quả?".

Đi tiểu buốt hay gọi tắt là tiểu buốt là triệu chứng thường xuất hiện ít nhất một lần trong đời mỗi người, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50. Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm đường tiết niệu, khiến người bệnh gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tiểu buốt là bệnh gì?

Đi tiểu buốt là cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu khiến người bệnh rất khó chịu. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang hoặc niệu đạo. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng khó tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo) nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản). Đi tiểu buốt thường gặp ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi và nam giới lớn tuổi, ít gặp hơn ở nam giới trẻ tuổi do có liên quan đến bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Bệnh đi tiểu buốt là gì? Cách điều trị khó tiểu hiệu quả? 1
Tiểu buốt là cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu khiến người bệnh khó chịu

Nguyên nhân tiểu buốt

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu buốt là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân thường do các loại vi khuẩn sống ở đại tràng và hậu môn gây ra như E.Coli. Viêm nhiễm ở bất kỳ cơ quan nào của đường tiết niệu đều có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt. Do cấu trúc niệu đạo ngắn nên tỉ lệ phụ nữ bị tiểu buốt cao hơn nam giới. 

Nhiễm bệnh qua đường tình dục

Đi tiểu đau cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, chlamydia, bệnh lậu. Đôi khi bệnh không có triệu chứng nhưng có thể lây lan sang đường tiết niệu và gây tiểu buốt. Vì vậy, những người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Viêm tuyến tiền liệt

Đây là nguyên nhân thường gặp ở nam giới. Khi bị viêm tuyến tiền liệt, bệnh nhân cảm giác đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, đau vùng bụng dưới, khi thăm khám hậu môn thì phát hiện tuyến tiền liệt bị căng đau.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang, viêm bàng quang kẽ, viêm niêm mạc bàng quang,... gây tiểu buốt và đau căng ở vùng bàng quang và vùng chậu. Trong một số trường hợp, xạ trị có thể gây đau ở bàng quang và ảnh hưởng đến đường tiết niệu. 

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo thường do nhiễm vi khuẩn gây nên. Tình trạng này không chỉ gây đau khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu. 

Viêm mào tinh hoàn

Tiểu buốt ở nam giới cũng có thể do viêm mào tinh hoàn. Mào tinh nằm ở phía sau tinh hoàn, có nhiệm vụ vận chuyển và lưu trữ tinh trùng.

Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn, ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung, có thể gây đau bụng, đau khi quan hệ và tiểu buốt,...

Bệnh đi tiểu buốt là gì? Cách điều trị khó tiểu hiệu quả? 2
Viêm vùng chậu có thể gây đau bụng, đau khi quan hệ và tiểu buốt,...

Tắc nghẽn niệu quản 

Tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu không thoát ra được, trào ngược lên thận và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lượng nước tiểu ít, tiểu buốt.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của các tinh thể, là nguyên nhân gây tắc dòng nước tiểu hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu. Người bị sỏi đường tiết niệu sẽ cảm thấy khó chịu, đau buốt khi đi tiểu. 

Do sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc điều trị ung thư hoặc kháng sinh, có thể gây ra tác dụng phụ là đi tiểu buốt.

Sản phẩm vệ sinh

Đôi khi tiểu buốt không phải do viêm nhiễm mà do các sản phẩm người bệnh sử dụng hàng ngày ở vùng sinh dục như hóa chất có trong bột giặt và các sản phẩm tẩy rửa cũng có thể dẫn đến tiểu buốt.

Triệu chứng tiểu buốt

Triệu chứng điển hình của chứng tiểu buốt là cảm giác nóng rát và khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh không nên chủ quan để tránh biến chứng nặng hơn. Nếu bệnh nhân đi tiểu buốt và có các triệu chứng khác sau đây, hãy tìm đi khám bác sĩ.

  • Đau kéo dài hơn 24 giờ.
  • Đau kèm theo sốt.
  • Tiết dịch âm đạo.
  • Nước tiểu có mùi lạ, có máu hoặc đục.
  • Đau bụng khi đi tiểu. 
  • Đau ở hông hoặc lưng.

Chẩn đoán và điều trị tiểu buốt

Để điều trị tiểu buốt hiệu quả, các bác sĩ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. 

Hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh 

Đầu tiên, các bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện các triệu chứng và có các triệu chứng kèm theo, quan hệ tình dục có an toàn không, có mắc bệnh suy giảm miễn dịch không,… để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Khám toàn thân

Người bị tiểu buốt sẽ được khám da, niêm mạc, khớp tứ chi, khám vùng chậu,... để loại trừ các bệnh bị viêm nhiễm khác. Ở nam giới, các bác sĩ có thể khám trực tràng để đánh giá tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm 

Ngoài các biện pháp kiểm tra lâm sàng, bệnh nhân còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, nội soi bàng quang,...

Sử dụng thuốc điều trị

Nếu tình trạng đi tiểu buốt của người bệnh là do nhiễm khuẩn thì thuốc kháng sinh có thể cải thiện hiệu quả tình trạng này. Nếu bệnh nhân bị bàng quang kích thích, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để làm dịu bàng quang. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được kê đơn như thuốc chống viêm, thuốc chẹn alpha,… để làm giãn cơ xung quanh tuyến tiền liệt.

Uống nhiều nước

Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, từ đó giúp giảm cảm giác đau khi đi tiểu. 

Bệnh đi tiểu buốt là gì? Cách điều trị khó tiểu hiệu quả? 3
Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu giảm cảm giác đau khi đi tiểu

Thay đổi thói quen

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi lối sống, tránh thụt rửa quá sâu,… Đồng thời, bệnh nhân cũng được khuyến cáo xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước ấm để giãn cơ, làm sạch đường tiểu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt. Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và tránh biến chứng, người bệnh nên đi khám gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở đường tiết niệu.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin