Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh glocom là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh

Ngày 07/08/2024
Kích thước chữ

Bệnh glocom làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gây ra những vấn đề về thị lực. Vậy bệnh glocom là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh đúng cách?

Glocom ảnh hưởng đến khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới, trong đó khoảng 10% (khoảng 7 triệu người) bị mất thị lực do bệnh này. Vậy bệnh glocom là gì?

Bệnh glocom là gì?

Bệnh Glocom còn gọi là tăng nhãn áp, là một nhóm các bệnh về mắt gây tổn thương tiến triển dây thần kinh thị giác, thường do áp lực nội nhãn (IOP) tăng cao. Tổn thương này có thể dẫn đến mất thị lực không thể phục hồi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh cạnh câu hỏi bệnh glocom là gì, nhiều người cũng thường thắc mắc glocom có mấy loại. Cụ thể, có nhiều loại glocom, nhưng phổ biến nhất là glocom góc mở và glocom góc đóng.

  • Glocom góc mở: Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp. Bệnh tiến triển chậm, thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi thị lực đã bị tổn hại nghiêm trọng.
  • Glocom góc đóng: Ít phổ biến hơn, nhưng có thể gây đau mắt, đau đầu, buồn nôn và mất thị lực nhanh chóng.
Bệnh glocom là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh 1
Bệnh glocom là gì? Là một nhóm các bệnh về mắt gây tổn thương tiến triển dây thần kinh thị giác

Triệu chứng của bệnh glocom là gì?

Nội dung trên đã giúp bạn giải đáp bệnh glocom là gì? Vậy làm thế nào để nhận diện bệnh glocom và triệu chứng của bệnh glocom là gì? Cụ thể bệnh glocom có nhiều loại, mỗi loại có triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.

Tuy nhiên, một đặc điểm chung là tổn thương dây thần kinh thị giác, được chứng minh qua hình ảnh bất thường của đĩa thị và sự xuất hiện của các khuyết thị trường. Tổn thương này thường xảy ra ở phần dây thần kinh thị giác đi qua củng mạc bị thủng, còn gọi là mảnh sàng. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể của một số loại bệnh tăng nhãn áp:

Glocom góc mở

  • Triệu chứng ban đầu: Thường không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh tiến triển chậm và âm thầm.
  • Dấu hiệu nhận biết: Giảm thị lực từ từ, cảm giác nhìn mờ như có màn sương mỏng bao phủ trước mắt, cảm giác nặng, căng tức vùng mắt.
  • Áp lực nội nhãn (IOP): Có thể tăng hoặc vẫn nằm trong giới hạn bình thường.
Bệnh glocom là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh 2
Cần theo dõi và nhận diện sớm triệu chứng của bệnh glocom

Glocom góc đóng

  • Triệu chứng cấp tính: Đau mắt dữ dội, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, nhìn mờ, thấy quầng sáng xung quanh đèn.
  • Dấu hiệu nhận biết: Đỏ mắt, giãn đồng tử không đều, cứng mắt khi sờ vào.
  • Áp lực nội nhãn (IOP): Tăng cao đột ngột.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi triệu chứng của bệnh glocom là gì? Từ đó có thể thấy, việc kiểm tra nhãn áp định kỳ và theo dõi sức khỏe mắt là rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tăng nhãn áp, nhằm ngăn ngừa mất thị lực không thể phục hồi.

Gợi ý phương pháp điều trị bệnh glocom

Bệnh glocom làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vậy nên cần điều trị kịp thời theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Phương pháp điều trị

Sử dụng thuốc

Thuốc làm giảm sản xuất hoặc tăng thải dịch nội nhãn để giảm IOP.

Phẫu thuật bằng laser

Tạo hình vùng bè giúp cải thiện hệ thống dẫn lưu hiện có của mắt để tăng thoát dịch.

Phẫu thuật chích rạch

  • Cắt bè củng giác mạc và thiết bị dẫn lưu glocom: Tạo ra đường lưu thông mới giữa tiền phòng và khoang dưới kết mạc.
  • Phẫu thuật rạch mới: Tăng cường thoát dịch qua màng bụng hoặc màng bồ đào mà không cần đường rò đầy đủ.

Chỉ định điều trị

Chỉ định điều trị thường là: 

  • Nhãn áp đích: Giảm 20 - 40% so với trước điều trị, đặc biệt quan trọng đối với glocom mạn tính.
  • Người bệnh có tổn thương đầu thị thần kinh và thay đổi thị trường sẽ được điều trị bất kể nhãn áp.

Như vậy, các phương pháp điều trị glocom đều hướng đến mục tiêu chung là giảm áp lực nội nhãn để bảo vệ thị lực của bệnh nhân.

Bệnh glocom là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh 3
Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật

Đối tượng nguy cơ

Bên cạnh việc điều trị glocom, việc nhận diện những đối tượng có nguy cơ nguy có mắc bệnh glocom cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Cụ thể, những người có nguy cơ cao mắc bệnh glocom bao gồm người trên 40 tuổi, do tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Bên cạnh đó, những người có tiền sử gia đình bị glocom cũng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.

Đặc biệt, người gốc Phi được xác định là nhóm có nguy cơ phát triển glocom cao hơn so với các nhóm khác.

Bệnh glocom là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh 4
Cần sàng lọc định kỳ với người có nguy cơ cao

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh glocom là gì. Tóm lại, bệnh glocom là một tình trạng nghiêm trọng gây tổn thương dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với các triệu chứng đa dạng, từ đau mắt thoáng qua đến giảm thị lực mờ dần, việc nhận diện sớm là rất quan trọng.

Để điều trị bệnh glocom, có nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật bằng laser và phẫu thuật chích rạch, mỗi phương pháp có những chỉ định và hiệu quả riêng. Sàng lọc định kỳ đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao là cách hiệu quả để phát hiện sớm và quản lý bệnh tốt hơn. Việc chăm sóc mắt thường xuyên và tuân thủ theo phác đồ điều trị sẽ giúp duy trì sức khỏe thị giác và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh glocom.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm