Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh lao màng bụng có lây không?

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Lao màng bụng là một căn bệnh nguy hiểm với các biến chứng khó lường về sau. Vậy bệnh lao màng bụng có lây không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lao màng bụng thường là lao thứ phát sau lao phổi. Bệnh chiếm tỷ lệ 6,5% trong các thể lao ngoài phổi và xếp thứ 6 so với các loại lao khác.

Lao màng bụng là gì?

Lao màng bụng hay các tổn thương lao ở đường tiêu hóa khác như lao ruột, hạch mạc treo... là các bệnh lý viêm nhiễm đặc trưng do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào màng bụng gây nên, lao màng bụng có thể bùng phát theo sau một ổ lao trước đó.

Lao màng bụng có nguy hiểm không? Bệnh lao màng bụng có lây không 1 Lao màng bụng do khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào màng bụng gây nên

Bệnh lao màng bụng có lây không?

Vi khuẩn lao màng bụng Mycobacterium tuberculosis di chuyển theo đường máu đến các bộ phận lân cận và gây bệnh. Hoặc bệnh nhân nuốt phải đờm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh của người khác. Nhìn chung, bệnh lao màng bụng không dễ lây lan tuy nhiên vẫn có khả năng lây từ người sang người.

Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có thể lây lan tới màng bụng thông qua đường máu, đường bạch huyết, đường tiếp cận.

  • Đường máu: Là đường lây lan chính của vi khuẩn.
  • Đường bạch huyết: Từ tổn thương lao ở ruột, vi khuẩn theo hệ thống bạch huyết lây lan tới màng bụng. Cũng bằng đường bạch huyết, vi khuẩn lao có thể lan tràn từ tổn thương lao ở màng phổi và di chuyển tới màng bụng vì hệ thống bạch huyết của màng phổi, màng bụng có liên kết với nhau qua cơ hoành.
  • Đường tiếp cận: Tổn thương lao ở đường tiêu hóa như lao ruột, hạch mạc treo hoặc ở đường sinh dục như ở tử cung, buồng trứng,... phát triển dẫn đến vi khuẩn thâm nhập vào màng bụng.

Lao màng bụng hay gặp ở tuổi nào?

Lao màng bụng hầu như có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp là ở tuổi dưới 40, nhiều nhất là tuổi 20 - 30. Nữ giới có tỉ lệ bị nhiễm cao hơn nam. 

Ở những người nghiện rượu nặng, hệ miễn dịch bị suy giảm, làm việc quá sức, điều kiện sống thiếu vệ sinh, không đủ dinh dưỡng... cũng có nguy cơ mắc bệnh lao màng bụng cao hơn.

Ở giai đoạn đầu, lao màng bụng rất khó phát hiện vì các triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt. Còn ở giai đoạn cuối, các biểu hiện bệnh đã rõ ràng hơn, tuy nhiên lúc này lao màng bụng đã làm tổn thương những cơ quan khác. Nếu không điều trị nhanh chóng, bệnh sẽ trở nên phức tạp và có biến chứng nghiêm trọng.

Biểu hiện lao màng bụng

Các triệu chứng toàn thân của lao màng bụng sẽ tùy theo tiến triển và giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, lao màng bụng cũng có các triệu chứng toàn thân như các bệnh lao khác là sốt, sốt nhẹ về chiều, một số trường hợp sốt đến 39 - 40 độ C. Vi khuẩn bệnh gây tổn thương ở màng bụng nên bệnh nhân sẽ thường cảm thấy đau bụng, có thể đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, bụng trướng lớn dần cũng thường xuất hiện.

khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào màng bụng gây nên 2 Bệnh lao màng bụng có lây không?

Nếu ở giai đoạn xơ dính (đối với lao màng bụng thể xơ dính) thì bụng sẽ bị lõm lòng thuyền hoặc bụng căng tròn và cứng do bị xơ co kéo. Hậu quả của quá nhiều xơ đó là dẫn đến bệnh nhân bị tắc ruột.

Tuỳ theo cơ địa và độ tuổi mà có lao màng bụng ở người già, trẻ em. Tùy vào độc lực và số lượng vi khuẩn lao mà biểu hiện của bệnh lao màng bụng có thể chia thành lao màng bụng cấp tính, bán cấp và mạn tính.

Do ở giai đoạn đầu bệnh lao màng bụng ở thể cấp tính và bán cấp tính có biểu hiện rất mờ nhạt nên hầu như các bệnh nhân không nhận ra, chỉ khi bệnh đã trở nặng, có những triệu chứng điển hình hơn thì mới đi khám và điều trị. Tuy nhiên lúc này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn.

Bệnh lao màng bụng có thể chữa khỏi không?

Nhiều người thắc mắc rằng bệnh lao màng bụng có thể chữa khỏi không? Tuy nhiên, không thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này vì việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí tổn thương lao màng bụng và thời điểm phát hiện bệnh là sớm hay muộn. Hiện nay, người bệnh có thể chữa khỏi lao màng bụng bằng các phương pháp điều trị bệnh với thuốc kháng lao đúng phác đồ và đủ thời gian.

Nếu không được điều trị sớm, lao màng bụng sẽ để lại di chứng lên hệ tiêu hóa và lây lan vi khuẩn sang các cơ quan khác gây nguy hiểm cho tính mạng, thậm chí lây lan bệnh ra ngoài cộng đồng.

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị lao màng bụng bằng các thuốc chống lao đặc hiệu như Rimifon, Streptomycin, Rifampicin... Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị, uống thuốc đúng liều, đủ liều và không ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Có như vậy, việc chữa trị lao màng bụng mới có kết quả khả quan.

Lao màng bụng có nguy hiểm không? Bệnh lao màng bụng có lây không 3 Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị lao màng bụng bằng các thuốc chống lao đặc hiệu

Trên đây là một số thông tin để giải đáp vấn đề “Bệnh lao màng bụng có lây không?”. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đã có thêm kiến thức về căn bệnh này. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, quý đọc giả cũng nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và luyện tập thể thao để nâng cao miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị lao màng bụng hiệu quả. 

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:bệnh lao