Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lậu có tên tiếng Anh là Blennorrhagia, đây được xem là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hiếm muộn, vô sinh, mang thai ngoài tử cung,... Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Cách nhận biết và chẩn đoán sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ở phần nội dung sau.
Bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Đối tượng nguy cơ mắc bao gồm cả nam lẫn nữ và bất kỳ người nào tham gia hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm bệnh lậu.
Tại Việt Nam, bệnh lậu thường mắc ở nhóm thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi (từ 15 - 24 tuổi). Bệnh lậu có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, vùng cổ họng hoặc trực tràng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu bao gồm:
Trước khi đi vào tìm hiểu bệnh lậu lây qua đường nào, chúng ta sẽ khám phá cách nhận biết và chẩn đoán bệnh lậu để chữa trị kịp thời, giảm tối đa những ảnh hưởng tiêu cực mà căn bệnh này mang lại.
Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lậu thường không rõ ràng hoặc thậm chí không xuất hiện dấu hiệu nào. Theo ước tính, có khoảng 20% ở nam giới và 80% phụ nữ bị nhiễm bệnh nhưng không xảy ra bất cứ triệu chứng nào.
Đối với những trường hợp có triệu chứng thì trong 10 ngày sau khi phơi nhiễm sẽ thấy các dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới như:
Hầu hết, bệnh lậu ở nữ giới thường không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Ngay cả khi có dấu hiệu thì cũng rất nhẹ và dễ dàng bị nhầm sang nhiễm trùng bàng quang hoặc âm đạo.
Những dấu hiệu của bệnh lậu ở nữ giới thường là:
Phụ nữ mắc bệnh lậu về lâu dài có nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng hơn do nhiễm trùng. Dù nam hay nữ thì khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm.
Hầu hết các trường hợp có thể tiến hành xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh lậu. Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn hay miệng thì bác sĩ sẽ dùng gạc thu thập mẫu xét nghiệm từ cổ họng hoặc trực tràng của người bệnh.
Bên cạnh đó, mẫu xét nghiệm cũng có thể lấy từ đường tiểu (niệu đạo) của nam giới hay cổ tử cung ở phụ nữ.
Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa biết bệnh lậu lây qua đường nào, điều này khiến cho quá trình phòng ngừa bệnh diễn ra khá khó khăn. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lậu cầu nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, một số con đường khác cũng có thể lây nhiễm bệnh lậu như:
Bệnh lậu nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả nam lẫn nữ. Vì vậy, đây là chứng bệnh khá nguy hiểm, cần phát hiện để chữa trị càng sớm càng tốt.
Ở nữ giới, bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm vùng chậu cùng các biến chứng như:
Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây ra tình trạng đau đớn giữa các ống nối với tinh hoàn. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bệnh dễ khiến cho nam giới bị hiếm muộn hoặc mất khả năng làm cha.
Một thông tin cực kỳ quan trọng dành cho những ai chưa biết bệnh lậu lây qua đường nào đó là vi khuẩn lậu cầu có thể lan vào mái, khớp, đe dọa đến tính mạng và tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV.
Nội dung vừa rồi đã phần nào phân tích vấn đề bệnh lậu lây qua đường nào để cho các bạn nắm rõ và có phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu quan hệ tình dục lành mạnh, dùng biện pháp bảo vệ an toàn thì khả năng bị mắc vi khuẩn lậu cầu là rất thấp.
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.