Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Meniere đặc trưng bởi các triệu chứng chóng mặt, giảm thính lực và ù tai do rối loạn tai trong. Việc phát hiện sớm và có những biện pháp can thiệp kịp thời là cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, nhà thuốc Long Châu cũng sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Bệnh Meniere có nguy hiểm không?”
Bệnh Meniere là một chứng rối loạn thính giác xảy ra ở tai trong do sự gia tăng bất thường của chất lỏng nội mô và các ion. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Những người mắc chứng này sẽ bị ù tai dai dẳng với các cơn chóng mặt, cảm giác quay cuồng bên trong và có thể mất thính giác vĩnh viễn.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Meniere. Các triệu chứng của bệnh dường như là kết quả của một lượng chất lỏng bất thường trong tai trong, nhưng nguyên nhân của vấn đề vẫn chưa được biết rõ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lỏng trong tai trong, có thể góp phần gây ra bệnh Meniere, bao gồm:
Bệnh Meniere, mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn chóng mặt khó lường.
Đặc biệt, trong trường hợp chóng mặt kèm theo các dấu hiệu sau, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay lập tức:
Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng chứng chóng mặt bất ngờ của bệnh Meniere có khả năng gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường cho người bệnh, tăng nguy cơ té ngã, tai nạn, trầm cảm, mất thính lực vĩnh viễn. Vì vậy, bệnh phải được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng.
Ngoài ra, khi bị chóng mặt lâu ngày, người bệnh thường phải nằm nghỉ nhiều giờ vừa ảnh hưởng đến thời gian làm việc, vừa gây áp lực tâm lý.
Trên thực tế, chăm sóc tại nhà đúng cách có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Meniere. Chúng tôi đã liệt kê một số phương pháp như sau:
Bệnh Meniere là một bệnh mãn tính gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 20 đến 40, hiếm gặp ở người cao tuổi và không phân biệt giới tính. Ở trẻ em, bệnh thường xuất hiện cùng với các bất thường về tai trong. Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm: Bất thường về giải phẫu, bệnh dị ứng, bệnh tự miễn, dị tật bẩm sinh,...
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, giảm thị lực, lú lẫn, đau ngực, suy nhược ở các chi để được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.
Việc chẩn đoán bệnh Meniere dựa trên biểu hiện lâm sàng và bệnh sử. Người bệnh nên đi khám khi gặp các triệu chứng như đau đầu dữ dội, giảm thính lực, mất ý thức, yếu tay chân, đi lại khó khăn và dễ té ngã.
Khi khám cho bệnh nhân, thầy thuốc sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng kết hợp với việc hỏi bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm chuyên khoa như:
Việc điều trị bệnh Meniere rất quan trọng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện đúng lịch trình để có kết quả điều trị tốt nhất. Bác sĩ gợi ý cho người bệnh một số phương pháp điều trị chủ yếu như là:
Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh Meniere nhưng vẫn có những chiến lược để giúp làm giảm các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bệnh có xu hướng cải thiện dần dần, mặc dù có thể mất nhiều thời gian.
Tốt nhất nên chủ động thăm khám và điều trị nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng của bệnh Meniere.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.