Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sống được bao lâu?

Ngày 17/10/2022
Kích thước chữ

Nhiễm trùng máu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu từ các vị trí nhiễm khuẩn trong mô tế bào, các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ cơ xương hoặc thông qua da. Đây là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Vậy triệu chứng của nó là gì? Nhiễm trùng máu sống được bao lâu? Có thể chữa khỏi hay không? 

Nhiễm trùng máu có thể gây ra hiện tượng suy gan, suy thận, suy đa tạng, rối loạn đông máu… và có tỷ lệ tử vong rất cao. Vì thế, người bệnh cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu (hay còn gọi là nhiễm trùng huyết) là tình trạng các vi khuẩn, vi nấm, virus…  xâm nhập vào cơ thể, tiết ra các chất độc và theo máu đến các cơ quan gây suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể đi trực tiếp vào máu hoặc xuất phát từ các ổ nhiễm khuẩn ở các vị trí khác nhau trên cơ thể (mô, da, hệ tiêu hóa, hệ hấp, xương khớp…).

Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao hơn người bình thường:

  • Trẻ sơ sinh sinh non, người cao tuổi.
  • Người sử dụng những loại thuốc ức chế miễn dịch, người đang hóa trị, xạ trị.
  • Bệnh nhân xơ gan, suy thận, suy phổi, mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch, người mắc HIV/AIDS.
  • Người nghiện rượu, bệnh nhân bị bệnh máu ác tính, người cắt lách, giảm bạch cầu hạt…
  • Người có dùng các thiết bị y khoa xâm nhập như đóng đinh nội tủy, đặt nội khí quản, đặt ống dẫn truyền…

Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sống được bao lâu? 1

Trẻ sinh non có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao hơn bình thường

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu sẽ có những biểu hiện thường gặp như:

  • Sốt cao: Triệu chứng đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng huyết chính là sốt cao trên 38 độ C.
  • Ớn lạnh: Tình trạng sốt cao còn có thể đi kèm với tình trạng cơ thể cảm thấy ớn lạnh.
  • Giảm thân nhiệt: Một số bệnh nhân khi bị nhiễm trùng máu cũng bị hạ thân nhiệt. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn nặng và bệnh tiến triển xấu hơn.
  • Đau nhức cơ thể: Cơn đau nhức có thể diễn ra ở toàn thân hoặc chỉ những vị trí người bệnh bị ổ nhiễm khuẩn.
  • Thở gấp: Nếu tình trạng nhiễm trùng máu xuất phát ở phổi, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu thở nhanh, thở gấp nhằm cung cấp oxy cho cơ thể.
  • Hạ huyết áp, tim đập nhanh: Khi cơ thể nhiễm khuẩn, tim phải tăng cường hoạt động để đẩy máu đi vì thế nhịp tim sẽ tăng lên. Đồng thời, hiện tượng tụt huyết áp là báo hiệu cho giai đoạn sốc nhiễm khuẩn- tình trạng nhiễm trùng máu nặng nhất.
  • Đổi màu da: Máu sẽ ưu tiên được đưa đến những cơ quan quan trọng để duy trì sự sống khi có nhiễm trùng máu xảy ra. Do đó, máu đưa tới da sẽ giảm bớt, làm da trở nên nhợt nhạt, xanh xao hơn.
  • Rối loạn ý thức: Bệnh nhân nhiễm trùng máu cũng thường có triệu chứng mệt mỏi, lơ mơ, li bì hoặc vật vã, hôn mê.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sống được bao lâu? 2

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng máu

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu có thời gian ủ bệnh rất ngắn vì thế nếu không điều trị kịp thời, các biến chứng của bệnh có thể đến sau ngày hay thậm chí là vài giờ, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Một số biến chứng nghiêm trọng của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Sốc nhiễm trùng: Đây là tình trạng nhiễm trùng đặc biệt nặng, bệnh nhân có các dấu hiệu khó thở, tim đập nhanh, rối loạn ý thức và có tỷ lệ tử vong từ 20 đến 50%.
  • Rối loạn đông máu: Máu không đông được vì thiếu yếu tố đông máu.
  • Suy hô hấp cấp: Tỷ lệ tử vong 45%.
  • Suy gan, suy thận: Nhiễm trùng máu làm suy giảm chức năng gan thận đến mức không thể tự hồi phục trở lại.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sống được bao lâu? 3

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu sống được bao lâu?

Máu lưu thông ở toàn bộ cơ thể nên tình trạng nhiễm trùng máu cũng sẽ diễn biến rất nhanh, chỉ trong vài giờ đến vài ngày là các biến chứng nguy hiểm của bệnh đã xuất hiện. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều so với các loại nhiễm trùng khác. Vì vậy, “Nhiễm trùng máu sống được bao lâu?” là câu hỏi của rất nhiều người.

Thực tế, nhiễm trùng máu tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện sớm. Mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian sống của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như: Bệnh nền, tuổi tác, sức khỏe tổng thể, thời điểm phát hiện nhiễm trùng, phương pháp điều trị… 

Trong đó, thời điểm phát hiện bệnh là yếu tố quan trọng nhất. Phát hiện bệnh càng sớm, bệnh mới khởi phát và chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng thì khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng càng cao. 

Trong 3 giờ đầu tiên, bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện để bác sĩ điều trị bằng kháng sinh, cấy máu, điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường và áp dụng những biện pháp điều trị khác.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sống được bao lâu? 4

Thời gian sống, mức đô nhiễm trùng phụ thuộc lớn vào thời điểm phát hiện bệnh

Nhiễm trùng máu là tình trạng sức khỏe nguy cấp, có tỷ lệ tử vong cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh này để phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp. Hiểu rõ về bệnh sẽ góp phần lớn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin