Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những bệnh nhân mắc Covid-19 nếu không cách ly và điều trị kịp thời sẽ tiếp tục lây lan cho rất nhiều người khác, ngay cả trong thời gian ủ bệnh. Vậy sau bao lâu thì người bị nhiễm virus corona có thể lây cho người khác?
Vấn đề khiến nhiều người quan tâm là người mắc Covid-19 có thể tiếp tục lây cho người khác sau bao lâu nhiễm SARS-CoV-2?
Sau khi xuất hiện tại một chợ hải sản đầu mối ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12-2019, chỉ trong hơn 2 tháng, virus corona chủng mới đã lây lan khắp thế giới, tới tận những thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Ý và một điểm hành hương lớn của tín đồ Hồi giáo ở Iran.
Con virus này cũng đã phát tán theo cấp số nhân từ một nhà thờ của giáo phái ở Hàn Quốc và khiến hàng trăm người đổ bệnh trên một du thuyền đậu ngoài khơi Nhật Bản.
Có một thực tế, chỉ vài tuần trước, nhiều nước còn chưa hề nghĩ họ sẽ phải ứng phó với dịch bệnh COVID-19, nhưng hiện tại đã nhận ra họ không thể ngăn nó bên ngoài lãnh thổ trong một thế giới siêu kết nối như hôm nay.
Virus corona chủng mới đã xuất hiện ở rất nhiều nơi khác nhau, đôi khi không rõ mối liên hệ dịch tễ nào với nguồn khởi phát dịch ban đầu ở Trung Quốc.
Việc tăng cường đi lại và tăng cường hoạt động giao thương trong vài thập kỷ qua đã làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh toàn cầu.
Kể từ năm 2003, lưu lượng khách đi lại đường không toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi. Năm 2003 là thời điểm phát sinh dịch SARS làm 8.100 người nhiễm và 774 người chết.
Dẫu thế, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh rốt cuộc vẫn sẽ tùy thuộc vào cách thức lây lan cũng như mức độ nguy hiểm chết người của nó. Song đáng lo ngại khi những yếu tố này của virus corona chủng mới hiện vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Trên thực tế, chính sự thiếu hiểu biết chắc chắn về những yếu tố này là nguyên nhân khiến việc kiểm soát dịch bệnh khó khăn hơn.
Ngay lúc này, số ca nhiễm bệnh tăng lên chủ yếu thông qua những kẽ hở lây lan chưa được nhận biết và kiểm soát. Bởi thế virus corona chủng mới đang lan ra trên toàn thế giới với tốc độ nhanh hơn so với việc áp dụng hay cập nhật/làm mới các biện pháp tầm soát dịch.
Chủng virus mới đang trở thành thách thức lớn với các nhà chức trách y tế tại nhiều nước vì những người nhiễm bệnh và đang lây bệnh cho người khác có thể chỉ biểu hiện những triệu chứng không nghiêm trọng, thậm chí chưa có triệu chứng. Điều này khiến việc phát hiện rất khó khăn, cũng vì thế virus corona chủng mới lây dễ dàng hơn.
Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên nhanh chóng.
Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh. Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
Bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh có thể lây truyền virus cho người xung quanh và mẫu bệnh phẩm xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính hay dương tính tuỳ theo lượng virus trong cơ thể. Do đó, khi nghi ngờ tiếp xúc gần với người có nguy cơ mắc bệnh hoặc đi về từ vùng dịch tễ, người dân cần khai báo y tế, cách ly đủ thời gian quy định để theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Người mắc Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày, thường là 5 ngày. Thời gian ủ bệnh được tính từ khi bị nhiễm virus cho tới khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Đa số trường hợp mang virus sẽ lây cho người khác khi bắt đầu có triệu chứng hô hấp. Trong thời gian từ lúc phát bệnh cho đến khi điều trị khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn có thể lây virus cho người khác nếu không áp dụng cách ly, phòng ngừa nghiêm ngặt. Kết quả xét nghiệm âm tính chỉ khẳng định người được xét nghiệm chưa có bệnh và chưa có khả năng lây được cho người khác tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.
Trong vòng 14 ngày tính từ lần cuối tiếp xúc với nguồn lây, người đã có xét nghiệm âm tính vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lại để xác định chẩn đoán bệnh. Nếu sau thời gian này mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường thì họ không mắc bệnh.
Để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ra cộng đồng, những người tiếp xúc gần với ca dương tính cần cách ly 14 ngày. Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định làm xét nghiệm khi bắt đầu đưa vào cách ly, dù có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn phải tiếp tục cách ly đủ 14 ngày.
Theo các thông tin hiện có, bệnh nhân nhiễm bệnh thường sẽ âm tính sau khoảng 7-14 ngày. Như vậy, về lý thuyết thì khi bắt đầu triệu chứng (ngày 1) sẽ có thể lây bệnh cho người khác đến khoảng ngày thứ 14 là hết. Tùy từng cá thể mà diễn tiến bệnh sẽ thay đổi dài ngắn, do đó thời gian có thể lây nhiễm thay đổi trong khoảng 1-14 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn nữa. Vì vậy để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, bệnh nhân chỉ có thể cho ra viện khi có ít nhất 2 lần xét nghiệm âm tính trong 2 ngày liên tiếp.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.