Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được?

Ngày 01/11/2022
Kích thước chữ

Gãy xương bàn chân khi nào lành? Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được? Đây là những câu hỏi rất phổ biến về tình trạng trên. Để biết rõ hơn về giải đáp từ phía chuyên gia, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Bàn chân người có cấu tạo bởi 26 xương, ngoài ra còn có một bộ phận xương nhỏ không có vai trò gì gọi là xương vừng. Bàn chân cũng là vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động hàng ngày, nhất là việc đi lại nên gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được? 

Tình trạng gãy xương bàn chân là việc trên xương ở bàn chân xuất hiện những vết nứt, vỡ vụn hoặc gãy rời các xương, gây ra đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Ngoài việc khiến nạn nhân đau đớn, khó chịu, bàn chân sưng tấy, bầm tím nhiều ngày thì gãy xương bàn chân còn gây nên không ít bất tiện trong việc đi đứng, vận động hàng ngày. 

Nhiều trường hợp ghi nhận gãy xương bàn chân có thể khiến các mảnh vụn của xương đâm xuyên qua da, tạo nên những tổn thương ở phần mô mềm, cần phẫu thuật để gắp xương ra khỏi vết thương, sau đó mới tiến hành điều trị gãy xương bàn chân như bình thường. 

Bệnh nhân gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được 1

Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được? Rất khó xác định chính xác

Chấn thương gãy xương bàn chân xảy ra có thể do xương bàn chân phải chịu tác động lực mạnh, đột ngột, tai nạn bất ngờ hoặc có thể là kết quả sau thời gian dài vận động quá sức. Vậy gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được? 

Trả lời cho thắc mắc gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, nhiều chuyên gia cho biết, điều này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện chữa trị, tình trạng gãy xương cụ thể và chế độ chăm sóc tại nhà của bệnh nhân. Bác sĩ cũng cho biết, bàn chân là bộ phận có cấu tạo khung xương tương đối phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ liên kết với nhau nên khi xảy ra chấn thương, cần có thời gian nhất định để phục hồi. 

Tóm lại, việc gãy xương bàn chân bao lâu thì lành không thể dự đoán chính xác và cũng không giống nhau ở tất cả mọi người. Việc mà bạn cần làm để xương chân nhanh lành hơn là luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress, nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tác động lực đến chân bị thương, ăn uống điều độ, giàu dinh dưỡng để chân mau lành, thời gian được đi lại sau chấn thương cũng nhanh chóng hơn. 

Gãy xương chân khi nào mới lành hẳn? 

Ngoài việc gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được thì câu hỏi gãy xương bàn chân bao lâu lành hẳn cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Việc xương chân lành hẳn cũng có liên quan nhất định đến việc gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được. 

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, gãy xương bàn chân không phải là chấn thương quá đỗi nghiêm trọng, thường không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng cần có thời gian để chữa lành, điều trị và phục hồi chức năng đi lại, vận động. 

Thông thường, khi bị gãy xương nhẹ có thể tự liền sau từ 6 - 8 tuần điều trị và xương khỏi hoàn toàn sau 3 - 6 tháng tĩnh dưỡng. Điều này cũng góp phần trả lời cho câu hỏi gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được. Sau quãng thời gian này, bệnh nhân tái khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ, nếu xương đã lành hẳn và tiến triển tốt thì có thể trở lại sinh hoạt, đi lại, vận động như bình thường. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tập luyện thể thao, nhất là những môn cần di chuyển, đi lại, chạy nhiều như leo núi, bóng đá, bóng rổ,... thì cần ít nhất 1 - 2 năm tĩnh dưỡng, thăm khám cẩn thận mới có thể thực hiện được. Còn trong thời gian điều trị, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý vận động mạnh với cường độ cao như tập thể thao, chạy bộ,... 

Bệnh nhân gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được 2

Bệnh nhân gãy xương bàn chân không nên vận động cường độ cao quá sớm

Điều trị gãy xương bàn chân bằng cách nào? 

Bệnh nhân bị gãy xương bàn chân cần thực hiện chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bằng phim chụp X-quang cùng một số kiểm tra khác để phân loại, đánh giá tình trạng gãy xương, từ đó có cách điều trị thích hợp nhất. Hiện nay, có 2 cách chữa trị gãy xương bàn chân là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. 

Nắn chỉnh xương bàn chân

Phương pháp này giúp phần xương di lệch trở lại vị trí ban đầu, thường được áp dụng cho những trường hợp gãy xương bàn chân có di lệch, xương gãy không thẳng hàng hoặc đâm vào phần mô mềm,... Quá trình nắn chỉnh có thể gây ra đau đớn nên sau khi thực hiện xong, bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau. 

Nẹp hoặc bó bột bàn chân

Đây cũng là một phương pháp khá phổ biến, nằm trong cách điều trị bảo tồn khi bị gãy xương bàn chân. Thông thường, nẹp, bó bột xương bàn chân được thực hiện sau khi đã nắn chỉnh, đưa xương về đúng vị trí và bắt đầu cố định để xương lành, liền lại với nhau. Đa số bệnh nhân bó bột từ 6 - 8 tuần, sau đó có thể tháo bột tùy vào trạng thái hồi phục. 

Phẫu thuật

Cách điều trị phẫu thuật thường được dùng cho những trường hợp gãy xương bàn chân nặng, có nhiều mảnh vụn hoặc xương bị di lệch nhiều, không thể điều chỉnh bằng cách nắn xương được. 

Tình trạng gãy xương bàn chân hở cũng được áp dụng cách này để hạn chế tối đa khả năng gây nhiễm trùng vết thương. Cách cố định xương khi phẫu thuật cũng không giống thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị bằng kim loại để nắn ép cố định xương, điều này cũng có thể gây ra đau đớn nhất định sau khi thực hiện. 

Chế độ ăn uống sau điều trị cần lưu ý gì? 

Thực phẩm và dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng nhất định đến gãy xương bàn chân bao lâu thì đi được, tốc độ phục hồi của xương nên người bệnh cần hết sức chú ý: 

  • Tăng cường bổ sung nhiều vitamin D từ các loại thực phẩm như rau có lá màu xanh đậm, các loại đậu, sữa chua, cá hồi, tôm, cua,... hoặc tắm nắng sớm mỗi ngày.
  • Vitamin C và omega 3 có trong các loại cá béo, quả họ cam quýt, quả mọng như dâu, việt quất hay hạnh nhân, quả bơ,... đều cần cho người bị gãy xương bàn chân.
  • Nên bổ sung thêm sắt từ thịt bò, hải sản, rau xanh, trứng, bông cải xanh,...
  • Magie từ chuối, sữa chua, các loại ngũ cốc, đậu hũ,... là thực phẩm không nên thiếu trong chế độ ăn của người bị gãy xương bàn chân. 

Bệnh nhân gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được 3

Sữa chua bổ sung nhiều canxi và vitamin cho người bị gãy xương

Như vậy, gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khó xác định được chính xác hoàn toàn. Để xương chân mau lành hơn và đi lại được sớm hơn, người bệnh nên chú ý ăn uống đầy đủ, giàu dinh dưỡng và hạn chế đi lại, vận động mạnh trong khi đang điều trị. 

Xem thêm: Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được?

 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin