Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến việc hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp. Một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng, trong khi có những thực phẩm có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc cản trở sự hấp thu thuốc. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vệnh nhân suy giáp kiêng ăn gì trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân suy giáp. Việc lựa chọn đúng thực phẩm phù hợp và tránh những thực phẩm có thể gây hại, giúp bệnh nhân có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm thiểu triệu chứng suy giáp.
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ hình con bướm, nằm phía trước cổ, dưới thanh quản. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất các hormone quan trọng như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), đồng thời điều hòa quá trình chuyển hóa, tăng cường sản xuất năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan như tiêu hóa, tim mạch và thần kinh.
Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển chặt chẽ bởi tuyến yên, một cơ quan nằm ở trung tâm hộp sọ, dưới não, sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Khi nồng độ hormone tuyến giáp cao, tuyến yên giảm sản xuất TSH để điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp. Ngược lại, khi nồng độ hormone giáp thấp, tuyến yên tăng sản xuất TSH để kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn.
Sự cân bằng hormone giáp rất quan trọng. Một số tình trạng có thể xảy ra khi hormone giáp không cân bằng:
Cường giáp (Hyperthyroidism): Là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, dẫn đến tăng chuyển hóa và các triệu chứng như lo lắng, giảm cân nhanh, và các vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Suy giáp (Hypothyroidism): Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, gây ra quá trình chuyển hóa chậm lại. Các triệu chứng phổ biến của suy giáp bao gồm mệt mỏi, béo phì, táo bón, da khô, và cảm thấy lạnh.
Suy giáp có thể chia thành các loại phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra:
Suy giáp nguyên phát: Xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone T4 và T3. Điều này dẫn đến nồng độ T4 và T3 trong máu giảm, và TSH thường cao hơn bình thường.
Suy giáp thứ phát: Xảy ra khi não yên (vùng dưới đồi) không sản xuất đủ hormone giải phóng thyrotropin (TRH), hoặc tuyến yên không sản xuất đủ TSH.
Suy giáp cận lâm sàng: Là tình trạng nồng độ TSH huyết thanh cao ở người không có hoặc ít triệu chứng suy giáp khác. Nồng độ T4 thường bình thường, nhưng có nguy cơ cao hơn để phát triển thành suy giáp nguyên phát.
Suy giáp thường gặp ở người lớn tuổi và có thể có các yếu tố di truyền. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là những người có bệnh nền như viêm tuyến giáp Hashimoto. Để chẩn đoán và điều trị suy giáp, cần phải có sự can thiệp của các chuyên gia y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Triệu chứng của bệnh nhân suy giáp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường phát triển chậm và kéo dài trong vài năm. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của suy giáp:
Triệu chứng thường gặp:
Ban đầu, suy giáp thường gây ra mệt mỏi và tăng cân, nhưng khi quá trình trao đổi chất chậm lại, các triệu chứng sau có thể xuất hiện rõ rệt hơn:
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc suy giáp, thường do không có hoặc tuyến giáp không hoạt động bình thường từ khi sinh ra. Mặc dù các triệu chứng thường không xuất hiện ngay lập tức, nhưng nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể bao gồm:
Suy giáp ở trẻ sơ sinh, ngay cả khi nhẹ, cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên:
Chế độ dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm có tác động quan trọng đến các triệu chứng của suy giáp, và việc lựa chọn các thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng tình trạng bệnh. Người bị suy giáp nên kiêng ăn gì?
Goitrogen là hợp chất có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tuyến giáp. Các loại thực phẩm chứa goitrogens bao gồm:
Chế phẩm từ đậu nành: Như đậu hũ, sữa đậu nành, chúng có chứa goitrogen gây cản trở quá trình hấp thu iodine của tuyến giáp và có thể ức chế enzyme peroxidase, cần thiết cho tổng hợp hormone giáp. Việc ăn nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ suy giáp hoặc làm giảm hiệu quả điều trị nếu đang dùng hormone tuyến giáp.
Một số loại rau cải: Như su hào, củ cải trắng, súp lơ, cải xoăn, chúng có thể cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, đặc biệt là ở những người thiếu iodine. Tuy nhiên, việc nấu chín các loại này có thể phá vỡ enzyme myrosinase, giúp giảm goitrogen, do đó người bệnh suy giáp nên ăn những loại này khi đã được nấu chín.
Gluten là loại protein có mặt trong các thực phẩm chế biến từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Gluten có thể kích thích niêm mạc ruột non và cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Người bệnh suy giáp nên chọn thực phẩm chứa gluten loại còn nguyên cám vì chúng cung cấp chất xơ và dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe ruột.
Người bị suy giáp kiêng ăn gì? Thực phẩm giàu chất béo có thể làm gián đoạn quá trình hấp thu thuốc điều trị suy giáp và ngăn cản quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp nên tránh ăn những thực phẩm như chiên rán, bơ thực vật, mỡ động vật.
Bệnh suy giáp làm cho quá trình trao đổi chất chậm lại, do đó việc tiêu thụ quá nhiều đường dư thừa từ kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có thể dẫn đến tăng cân và làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, đồ đông lạnh, thức ăn nhanh thường chứa nhiều muối và các chất phụ gia, gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch, giảm sản xuất thyroxine và làm mất đi hiệu quả của thuốc điều trị suy giáp.
Ăn đủ chất xơ là tốt cho sức khỏe, nhưng quá nhiều chất xơ có thể làm phức tạp quá trình điều trị suy giáp.
Caffeine có trong các thực phẩm và đồ uống như trà, soda, cà phê, sô cô la có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Người bệnh nên tránh uống cà phê cùng lúc khi uống thuốc, và nên chờ ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc trước khi uống cà phê.
Rượu và các loại thực phẩm chứa cồn có thể phá hủy hormone tuyến giáp trong cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp nên hạn chế hoặc không nên uống rượu.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về bệnh nhân suy giáp kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng tronng kiểm soát và hỗ trợ điều trị suy giáp. Việc chọn lựa các thực phẩm phù hợp và hạn chế các thực phẩm có thể làm gia tăng tình trạng bệnh sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được điều trị hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.