Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng máu là một hội chứng nhiễm khuẩn gây tử vong cao, hằng năm trên thế giới có khoảng 18 triệu trường hợp mắc gây chết 1400 người/ngày. Vậy bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không?
Nhiễm trùng máu là một tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng xảy ra khi các phản ứng nhiễm trùng của cơ thể làm tổn thương chính các mô và bộ phận của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến sốc, suy nhiều bộ phận và tử vong đặc biệt khi không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “Liệu bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không?”
Nhiễm trùng máu là tình trạng có sự hiện diện của vi khuẩn trong dòng máu kèm theo biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng, là phản ứng quá mức và đe dọa tính mạng của cơ thể có thể dẫn đến tổn thương mô, suy cơ quan và tử vong. Nói cách khác, đó là phản ứng độc hại và hoạt động quá mức của cơ thể bạn đối với nhiễm trùng. Giống như đột quỵ hoặc đau tim, nhiễm trùng máu là một trường hợp cấp cứu cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nặng và sốc nhiễm trùng.
Những người có nguy cơ cao nhiễm trùng huyết bao gồm:
Điều trị sớm bằng dịch truyền tĩnh mạch và thuốc kháng sinh có thể cải thiện cơ hội sống còn.
Các bác sĩ thường có thể chữa khỏi nhiễm trùng máu trước khi các cơ quan bị tổn thương. Những người được điều trị trong vòng 6 giờ đầu tiên kể từ khi các triệu chứng xuất hiện thường không có di chứng về sau.
Mất bao lâu để chữa khỏi nhiễm trùng máu tùy thuộc vào bệnh nhân và tình trạng nhiễm trùng. Thường mất ít nhất vài ngày tuy nhiên nếu gặp vi khuẩn kháng kháng sinh, có thể mất nhiều thời gian hơn.
Thời gian nằm viện trung bình đối với nhiễm trùng máu là 4 đến 5 ngày. Thời gian điều trị nội trú trung bình đối với nhiễm trùng huyết nặng là 6 đến 7 ngày. Thời gian điều trị nội trú trung bình của sốc nhiễm trùng là 16 đến 17 ngày.
Điều trị sớm giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân nhiễm trùng máu. Những người bị nhiễm trùng nặng cần phải theo dõi chặt chẽ và điều trị trong đơn vị hồi sức tích cực. Nếu có nhiễm trùng máu nặng hoặc sốc nhiễm trùng, các biện pháp cấp cứu có thể cần thiết để ổn định chức năng hô hấp và tim.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh, cần cấy máu trước khi bắt đầu dùng kháng sinh. Bắt đầu có thể dùng kháng sinh phổ rộng để chống lại nhiều loại vi khuẩn. Các kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV). Sau khi biết kết quả cấy máu, bác sĩ có thể chuyển sang kháng sinh khác phù hợp hơn đối với các vi khuẩn đặc hiệu.
Nếu huyết áp vẫn còn quá thấp ngay cả sau khi đã được truyền dịch, có thể dùng một loại thuốc tăng huyết áp để làm co mạch máu và giúp tăng huyết áp.
Các thuốc khác có thể dùng được bao gồm liều thấp corticosteroid, insulin giúp duy trì đường máu trong giới hạn bình thường, các loại thuốc làm thay đổi hệ thống đáp ứng miễn dịch, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
Những người bị nhiễm trùng huyết nặng thường được chăm sóc hỗ trợ với dịch truyền tĩnh mạch và oxy. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân xem xét dùng máy thở hoặc chạy thận cho những bệnh nhân suy thận.
Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ nguồn lây nhiễm như: Dụng cụ y tế, ổ áp-xe.
Nhiễm trùng máu diễn tiến rất nhanh vì thế nếu không điều trị kịp thời, có thể có các biến chứng sau vài ngày thậm chí là vài giờ, tăng nguy cơ tử vong lên rất cao. Một số biến chứng nặng nề như:
Các thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân nhiễm trùng máu:
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh nhiễm trùng máu cần có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý như ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và thường xuyên tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng.
Ngăn ngừa nhiễm trùng là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng máu. Để ngăn ngừa nhiễm trùng cần thực hiện các bước sau:
Bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không? Một lần nữa Nhà thuốc Long Châu nhấn mạnh, nhiễm trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng bất cứ lúc nào nên việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định rõ tình trạng sức khỏe nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.