Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh phổi đen là bệnh phổ biến là công nhân làm việc trong các mỏ than. Điều đáng nói là bệnh không gây triệu chứng trong khoảng 10 năm đầu nên thường được phát hiện muộn dẫn đến hậu quả sức khỏe nặng nề.
Có nhiều bệnh lý về phổi xuất phát từ môi trường làm việc và đặc thù công việc. Một trong số đó là bệnh phổi đen - bệnh thường gặp ở những công nhân làm việc trong mỏ than. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị khi mắc bệnh phổi đen là gì?
Phổi đen là bệnh lý xảy ra ở những người hít phải bụi than, thường gặp ở công nhân làm việc trong môi trường hầm mỏ. Khi họ hít phải bụi than, các hạt bụi than sẽ lắng xuống phế nang trong phổi. Phế nang này là những túi khí nhỏ có chức năng giúp phổi tiếp nhận oxy. Khi bụi than xâm nhập vào các phế nang này, mô phổi sẽ chống lại và tìm cách loại bỏ chúng dẫn đến tình trạng viêm. Một số trường hợp, tình trạng sưng viêm nghiêm trọng sẽ dẫn đến hình thành các mô sẹo.
Điều đáng nói là trong rất nhiều năm hít phải bụi than, người bệnh cũng không hề xuất hiện triệu chứng. Có những bệnh nhân hít bụi than hơn 10 năm những triệu chứng của bệnh phổi đen mới xuất hiện khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bệnh phổi đen thường được phân thành 2 loại chính gồm:
Bệnh phổi đen phát triển khi bệnh nhân hít phải bụi than trong thời gian dài và được xem như một bệnh nghề nghiệp. Trong bụi than mà họ hít phải có chứa carbon đen thậm chí cả silica vô cùng nguy hiểm. Carbon đen dạng hạt mịn, là thành phần chính của muội than. Silica là khoáng chất phổ biến có trong cát và nhiều loại đá khác. Silica cũng là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic.
Tuy nhiên, không phải công nhân hầm mỏ nào cũng mắc bệnh phổi đen. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có khoảng 16% công nhân khai thác than ở Mỹ mắc căn bệnh này. Con số này có xu hướng ngày càng gia tăng do những công nghệ khai thác hiện đại hơn cho phép thai khác khối lượng than lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng bụi than mà người lao động hít phải sẽ nhiều hơn.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào mức độ mà người lao động tiếp xúc với bụi than. Trong những năm đầu làm việc trong môi trường hầm mỏ, hầu hết người lao động đã hít phải bụi than và bắt đầu bị phổi đen nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ sau 5 - 10 năm, người lao động mới xuất hiện các triệu chứng như:
Các triệu chứng bệnh phổi đen ban đầu có thể chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức hoặc hoạt động nhiều. Nhưng khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng này ngay cả lúc nghỉ ngơi. Nếu các vết sẹo trong phổi lớn và ngăn cản hấp thụ oxy, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm làm ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác như tim và não. Khi đó, bệnh nhân sẽ mắc thêm các triệu chứng khác.
Để xác định người lao động có bị phổi đen hay không, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về đặc thù công việc và các triệu chứng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ nghe tiếng thở, đo lường khả năng hít oxy của phổi, chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang ngực hay chụp CT ngực. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ quan sát tình trạng sẹo, viêm trong phổi nếu có.
Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi đen. Việc điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng để giảm khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định:
Để bệnh phổi đen không diễn tiến nặng và giảm ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh như:
Không phải những người làm việc trong môi trường hầm mỏ đều mắc bệnh phổi đen. Tuy nhiên, việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Người lao động làm việc trong môi trường này nên đeo khẩu trang kín, tắm rửa kỹ càng sau khi tiếp xúc với bụi than, rửa tay trước khi ăn, thay và giặt quần áo một cách cẩn thận,... Mỗi người lao động cần khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng bệnh càng rõ ràng thì bệnh càng nặng và khó điều trị. Việc điều trị phổi đen chậm trễ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư phổi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.