Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý đường hô hấp thường xảy ra ở người trẻ tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có di truyền không, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khi nói đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hầu hết chúng ta đều biết rằng đây là một căn bệnh về đường hô hấp rất phổ biến, thường là do hút thuốc lá, ô nhiễm, khói bụi kéo dài. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không biết rằng bệnh cũng có thể hình thành dưới sự tham gia của các yếu tố di truyền.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh hô hấp phổ biến có thể gây khó thở do đường thở hẹp hơn bình thường và có thể gây suy hô hấp. Tuy nhiên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể điều trị hiệu quả và làm chậm quá trình tiến triển khi được phát hiện ở giai đoạn sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Để hiểu rõ về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có di truyền không, ta cần tìm hiểu sự tham gia của các yếu tố di truyền trong hình thành COPD. Hiện nay, việc xác định các yếu tố di truyền trong sự hình thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được khẳng định. Tuy nhiên, yếu tố di truyền duy nhất được xác định rõ ràng hiện có liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do sự thiếu hụt alpha 1-antitrypsin.
Alpha 1-antitrypsin là một chất đặc biệt chống lại hoạt động của các enzym phân giải protein, điển hình là enzym elastase, tạo nên sự cân bằng giữa hai quá trình là bảo vệ các cấu trúc protein và tiêu hủy protein.
Việc thiếu alpha1-antitrypsin dẫn đến sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ của cấu trúc protein của cơ thể, trong đó có các thành phần cấu tạo nên phổi, đặc biệt là các phế nang. Sự phá vỡ cấu trúc màng phế nang bởi các enzym phân giải protein làm cho các phế nang bị thông với nhau và dẫn đến khí phế thũng ở bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Đối với bệnh nhân COPD, ngoài trường hợp thiếu hụt di truyền của gen Alpha-1 antitrypsin, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hình thành do sự kết hợp của các yếu tố thể chất và môi trường. Nếu một người có bố mẹ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao gấp 1,57 lần so với những người không có ai mắc COPD trong gia đình. Vậy câu trả lời cho câu hỏi phổi tắc nghẽn mãn tính có di truyền không là có. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn là hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Hiện nay đã có các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể duy trì bệnh ở trạng thái ổn định nhất và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Điều này cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khiến phổi bị tổn thương lâu dài, khó hồi phục hoàn toàn. Việc phát hiện sớm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và tránh chuyển sang các biến chứng nặng hơn của bệnh.
Khi bị COPD, nhiều phương pháp điều trị bệnh được thực hiện như sử dụng thuốc giãn phế quản, can thiệp điều trị bằng oxy dài hạn đối với tình trạng tắc nghẽn nặng, phẫu thuật, thông khí phế quản, can thiệp phẫu thuật để giảm thể tích phổi.
Một lối sống lành mạnh luôn là yếu tố quyết định giúp bạn tránh được các bệnh về đường hô hấp và nhiều bệnh khác về thể chất. Bỏ thuốc lá hoàn toàn trong cuộc sống hàng ngày của bạn là điều cần thiết. Để thực hiện điều này, bạn hãy thiết lập một lịch trình bỏ thuốc giảm dần để thích ứng.
Đặc biệt trong thời gian điều trị hoặc sau khi bệnh đã ổn định, việc duy trì cai thuốc lá là rất quan trọng để tránh bệnh tái phát hoặc chuyển nặng hơn. Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần hạn chế các chất kích thích như bia rượu, hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ và vitamin trong bữa ăn bằng rau xanh.
Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp tăng khả năng trao đổi khí của phổi để hạn chế tình trạng tắc khí. Một số hoạt động thể chất có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, chẳng hạn như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, yoga,...
Để phòng ngừa hoặc tầm soát sớm bệnh COPD, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình sức khỏe của mình và phát hiện sớm và điều trị bệnh. Hiện nay, các cơ sở y tế và trung tâm xét nghiệm y tế cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát trong đó có các công nghệ xét nghiệm liên quan đến phổi. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng đi khám sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần mỗi năm để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có di truyền không. Có thể thấy, di truyền cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, nếu người bệnh có các đặc điểm nghi ngờ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán, chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.