Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sa dạ dày có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, sa dạ dày kéo dài sẽ là tiền đề dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Sa dạ dày là một bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe tổng thể. Thế nhưng, nhiều người lại thường xem nhẹ bệnh, vì cho rằng tình trạng sa dạ dày chỉ liên quan đến các vấn đề tiêu hóa. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sa dạ dày có nguy hiểm không nhé!
Trong tình trạng bình thường, dạ dày nằm ở vị trí xương sườn thứ 11 trong phần trên của bụng. Tuy nhiên, khi dạ dày bị lệch xuống và nằm thấp hơn so với vị trí thường trú của nó, đồng nghĩa với việc người bệnh đã bị sa dạ dày.
Sa dạ dày thường gây đau ở vùng thượng vị và có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thì các biến chứng của sa dạ dày sẽ tác động đáng kể đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sa dạ dày, trong đó thói quen ăn uống và mức độ vận động của người bệnh là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng này:
Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa, và bất kỳ vấn đề nào về dạ dày cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có một số triệu chứng tiêu biểu cho sự bị sa dạ dày, bao gồm:
Người bị sa dạ dày thường sẽ có thấy đầy bụng sau khi ăn, cảm giác dạ dày bị sa trĩu xuống, hoặc căng tức ở vùng thượng vị. Một phần của vấn đề này là do dạ dày không hoạt động bình thường.
Thỉnh thoảng, người bị sa dạ dày sẽ cảm nhận tiếng động của nước trong dạ dày, nhưng khi nằm ngửa lại không thể nghe thấy gì.
Sa dạ dày sẽ gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua và khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Hôi miệng sẽ khiến cho bệnh nhân mất tự tin trong việc giao tiếp, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.
Bệnh sa dạ dày có thể làm cho người bệnh có cảm giác chán ăn. Từ đó dẫn đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Nguyên nhân là do họ không thể tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.
Dinh dưỡng kém cùng với các vấn đề về dạ dày sẽ làm cho tình trạng sức khỏe tổng thể xuống cấp. Làn da người bệnh sẽ tái nhợt, tinh thần sa sút và dễ mệt mỏi.
Tình trạng sa dạ dày còn gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn tới việc đi ngoài ra phân lỏng hoặc táo bón không rõ nguyên nhân.
Các vấn đề về dạ dày cũng có khả năng gây ra căng thẳng, đau đầu và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Tình trạng sa dạ dày có nguy hiểm không? Ở giai đoạn đầu sẽ chưa có những triệu chứng rõ ràng, và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hàng ngày của người bệnh còn khá nhẹ. Vì vậy, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra được, khiến cho tình trạng sa dạ dày kéo dài lâu ngày.
Chỉ đến khi bệnh xuất hiện các biểu hiện rõ ràng, lúc này nó đã gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng. Đó là lý do tại sao bệnh sa dạ dày được xem là một vấn đề rất nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Dưới đây là một số tác động nguy hiểm của bệnh sa dạ dày kéo dài:
Bệnh sa dạ dày gây ra tình trạng xuất huyết trong dạ dày, làm cho người bệnh nôn ra máu, từ đó có thể gây ra sự lo lắng và nguy hiểm cho sức khỏe.
Sa dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Đây là một trong những lý do khiến thể trạng bệnh nhân bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể.
Việc điều trị sa dạ dày đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Người bệnh cần phải thực hiện các cuộc kiểm tra y tế định kỳ để bác sĩ có thể chẩn đoán, và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp. Họ cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị.
Nói chung, sa dạ dày là một trong những vấn đề phổ biến và đang trẻ hóa ở nhiều độ tuổi. Việc phát hiện và điều trị bệnh sa dạ dày từ giai đoạn sớm, có thể giúp người bệnh duy trì ổn định hệ tiêu hóa, và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thông qua các nội dung xoay quanh vấn đề sa dạ dày có nguy hiểm không, chúng ta cũng nhận ra rằng tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe dạ dày, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sa dạ dày kịp thời là điều cực kỳ cần thiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.