Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Sa dạ dày

Sa dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Sa dạ dày là một căn bệnh hiếm gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh sa dạ dày và điều trị như thế nào?

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sa dạ dày

Sa dạ dày là gì?

Dạ dày bình thường sẽ nằm trên khoang bụng và có độ cong vừa phải. Sa dạ dày là tình trạng dạ dày thay đổi vị trí và hình dạng do bị sa xuống thấp hơn so với vị trí ban đầu. Khi bị bệnh, dạ dày sẽ có hình móc câu và nằm lệch xuống khoang bụng dưới, kèm theo những triệu chứng như chán ăn, chướng bụng và khó tiêu.

Sa dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa, làm khả năng hấp thu dưỡng chất giảm, đề kháng yếu, sụt cân và có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày.

Triệu chứng sa dạ dày

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa dạ dày

  • Cảm giác chướng bụng, nhất là sau khi ăn.

  • Sau khi ăn no đứng thẳng thấy bụng dưới phình to ra, cơ bụng giãn ra.

  • Những cơn đau dạ dày kèm ợ hơi với tần suất thất và mức độ đau thay đổi thất thường.

  • Buồn nôn, đầy hơi, ợ hơi.

  • Rối loạn đại tiện.

  • Thường bị hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.

  • Người cảm thấy mệt mỏi, xanh xao.

  • Giảm cân không rõ lý do.

  • Ở những người bị nặng có thể kèm chảy máu dạ dày, nôn ra máu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sa dạ dày

Sa dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:

  • Rối loạn tiêu hóa do giảm khả năng co bóp của dạ dày.

  • Suy nhược cơ thể do giảm khả năng hấp thu dưỡng chất.

  • Loét dạ dày tá tràng.

  • Xuất huyết dạ dày.

  • Ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sa dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến sa dạ dày

Một số nguyên nhân dẫn tới sa dạ dày là:

  • Vận động mạnh sau khi ăn làm lượng thức ăn chưa được tiêu hóa đã bị đẩy xuống phần dưới dạ dày lâu dần làm dạ dày bị giãn ra và sa xuống.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá no, ăn không đúng bữa, ăn những thực ăn khó tiêu,…

  • Thể trạng ốm yếu làm cho cơ bụng kém săn chắc.

  • Phụ nữ sau khi sinh.

  • Luyện tập thể dục quá sức.

  • Hay suy nghĩ nhiều, stress thường xuyên.

  • Bị tiểu đường kéo dài.

  • Sức khỏe yếu, cơ thể thường xuyên đau ốm , mệt mỏi.

  • Giảm cân nhanh chóng và đột ngột.

  • Tiền sử bị đau dạ dày mà không điều trị đúng cách làm cho chức năng và trương lực của dạ dày bị yếu dần.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)