Bệnh sởi trong giai đoạn phát đỏ toàn thân có thể gây ngứa và rát da. Đồng thời gây ra tình trạng sốt, mê sảng, co giật. Do đó cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Tham khảo ngay bài viết sau để biết được đáp án chi tiết của thắc mắc bệnh sởi có ngứa không.
Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra và thường có các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, ho, đau họng, mắt đỏ và khó chịu. Sau đó, sẽ xuất hiện các nốt phát ban màu đỏ trên da ở khu vực sau tai và sau đó lan rộng ra toàn thân.
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm phổ biến ở trẻ em và người có sức đề kháng yếu Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch kém. Bệnh này tuy không gây ra tử vong nhưng có thể để lại nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, suy dinh dưỡng ở trẻ em,...
Đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi?
Như đã đề cập, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém, người chưa được tiêm phòng bệnh sởi.
Theo thống kế, có hơn 90% người trẻ dưới 20 tuổi bị mắc bệnh sởi. Đặc biệt, đây cũng là bệnh gây tử vong nhiều nhất cho trẻ dưới 5 tuổi, do đó bố mẹ cần chú ý quan tâm và tiêm phòng đầy đủ cho con.
Bệnh sởi có ngứa không?
Vào giai đoạn đầu mới khởi phát, bệnh sởi sẽ không gây ngứa nhưng sẽ có các triệu chứng như số cao trên 38 độ, sổ mũi, ho khan. Ngoài ra, trên mặt có thể xuất hiện các chấm đỏ li ti, thậm chí có thể bị xuất huyết niêm mạc nếu sức đề kháng kém.
Vào giai đoạn toàn phát bệnh sởi sẽ gây ngứa và rát da Khi vào giai đoạn toàn phát, các nốt ban sẽ bắt đầu nổi nhiều hơn và gây ra tình trạng ngứa rát kèm theo biểu hiện sốt cao không hạ hoặc mê sảng. Việc ngứa da vào giai đoạn này có thể làm cho da bị kích ứng và dễ bị tổn thương.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, cơ thể sẽ quay về trạng thái ban đầu, không còn đỏ và ngứa nữa. Các vết thương trên da cũng bắt đầu bong vảy và trở thành các vết thâm.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
Bệnh sởi nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ra bệnh về đường hô hấp, thần kinh hoặc các biến chứng về tai mũi họng, đường tiêu hóa. Ngoài ra, viêm phổi là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất của bệnh sởi.
Đặc biệt, các biến chứng này sẽ càng nghiêm trọng hơn ở phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Vì vậy, bạn cần chủ động quan sát, phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh sởi và điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc bệnh sởi như thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh sởi có ngứa không, bạn cũng nên tìm hiểu cách chăm sóc bệnh sởi đúng cách tại nhà. Bởi bệnh này có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, do đó cần phải cẩn thận khi chăm sóc. Một số điều cần nhớ khi chăm sóc bệnh như như sau:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, bởi bệnh sởi thường gây mất nước dẫn đến trình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Bạn có thể sử dụng dung dịch nước và điện giải để cấp nước nhanh chóng cho cơ thể.
- Cung cấp vitamin A cho cơ thể thông qua các thực phẩm như cà rốt, ớt chuông, cà chua,... để ngăn ngừa biến chứng về thị lực.
Bổ sung vitamin A giúp hạn chế các biến chứng của bệnh sởi - Cách ly người bệnh ở nhà trong vòng 7 ngày kể từ khi có dấu hiệu phát ban nhằm hạn chế nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là các vùng da không bị nhiễm trùng nhằm tránh bệnh phát triển nặng hơn.
- Thường xuyên quan sát tiến triển của bệnh, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
Bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin sởi. Vắc xin sởi là một trong những vắc xin cần thiết nhất đối với trẻ em và người lớn. Việc tiêm vắc xin sởi giúp tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại virus sởi.
Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh sởi hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Nếu vô tình tiếp xúc với người bận, cần rửa tay và sát khuẩn sạch sẽ ngay lập tức để tránh virus lây lan gây bệnh.
Tiêm ngừa bệnh sởi là các phòng ngừa bệnh tốt nhất Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể phòng tránh bệnh sởi bằng cách bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin A. Đồng thời vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế sự tấn công của virus gây bệnh.
Bài viết trên là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc bệnh sởi có ngứa không và cách phòng ngừa hiệu quả. Bệnh sởi ngày nay hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin sởi và chăm sóc, vệ sinh cơ thể cẩn thận mỗi ngày. Do đó hãy nhanh chóng tiêm ngừa để tránh bị lây nhiễm bệnh.
Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, tiêm vắc xin phòng sởi là giải pháp tốt nhất cho trẻ. Vắc xin không chỉ giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm bệnh mà còn góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng. Hãy đưa trẻ đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm phòng đầy đủ. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả, với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ bạn.