Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi đã từng là một nỗi ám ảnh cho toàn thế giới vì đã gây ra hàng triệu cái chết. Bệnh sởi thường xuất hiện thành dịch và là nguy cơ tử vong hàng đầu đối với trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, bạn cần biết bệnh sởi lây qua đường nào để có biện pháp phòng chống thích hợp.
Mặc dù chúng ta đã có vắc xin nhưng bệnh sởi vẫn gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng mỗi năm. Theo thống kê, cứ mỗi 4 phút lại có một người chết vì bệnh sởi. Bởi vì bệnh này dễ lây lan thành dịch, bạn cần phải biết bệnh sởi lây qua đường nào để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bệnh sởi là một loại bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra hầu hết cái chết cho trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới. Tại Việt Nam, tiêm ngừa sởi là bắt buộc cho trẻ. Vì vậy mà số ca tử vong do sởi đã giảm mạnh nhưng vẫn là một loại bệnh dịch phổ biến.
Bệnh sởi gây nguy hiểm với nhiều biến chứng khôn lường như viêm tai giữa, mù lòa, viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm não,... khiến trẻ bị tàn tật hoặc tử vong. Người mang thai bị mắc bệnh sởi có thể sảy thai hoặc sinh non.
Bệnh sởi hiện chưa có thuốc điều trị. Do đó, bạn cần biết bệnh sởi lây qua đường nào để tránh bị biến chứng khi mắc bệnh.
Bệnh sởi lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh và dịch do hắt hơi, sổ mũi và ho. Thời gian lây bệnh thường kéo dài 8 ngày, bao gồm 4 ngày trước khi phát ban và 4 ngày sau phát ban.
Vi rút sởi có thể tồn tại 2 tiếng bên ngoài cơ thể. Do đó, nếu bạn hít phải không khí chứa vi rút sẽ có nguy cơ mắc bệnh sởi. Ngoài ra, vi rút sởi còn tồn tại trong dịch tiết họng mũi bám trên đồ vật. Khi bạn chạm vào những đồ vật có vi rút rồi đưa vào miệng, mũi hoặc mắt vẫn có thể bị mắc sởi.
Vì vậy, bệnh sởi rất dễ lây nhiễm, khả năng lây nhiễm lên đến 90% đối với những người chưa từng tiêm ngừa hoặc chưa từng bị mắc bệnh sởi.
Những người chưa có kháng thể chống lại vi rút sởi trong người đều có thể mắc bệnh sởi. Theo thống kế tại Việt Nam, dưới đây là các nhóm người dễ bị mắc bệnh sởi nhất:
Sau khi xác định được nhóm này, bạn nên kiểm tra xem bản thân và gia đình đã được tiêm phòng vắc xin hay chưa hoặc đã từng mắc sởi trước kia không để phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.
Người bình thường không thể mang vi rút sởi. Bởi vì vi rút sởi không tồn tại âm thầm trong cơ thể người. Khi loại vi rút này xâm nhập vào cơ thể, bạn sẽ có các biểu hiện bị bệnh sởi.
Người đã mắc bệnh sởi hoặc đã tiêm vắc xin sẽ không bị mắc bệnh sởi nữa. Khi tiêm phòng vắc xin sởi đủ 2 mũi, cơ thể bạn sẽ tự miễn dịch với vi rút sởi một cách chủ động và an toàn nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng bị sởi, cơ thể cũng tự miễn dịch khi vi rút sởi xâm nhập lần nữa.
Sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 7 - 21 ngày, cơ thể của người nhiễm sởi sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ho, hắt hơi, phát ban sần hoặc mịn không có bọng nước. Phát ban sẽ xuất hiện trên đầu trước, sau đó lan dần xuống cổ, thân mình và tay chân.
Trong lúc phát ban, người bệnh còn bị các triệu chứng như viêm tai, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não... do cơ thể bị mất sức đề kháng.
Cách phòng chống bệnh sởi tốt nhất hiện nay là là tiêm ngừa vắc xin phòng sởi. Một khi phát hiện trong khu vực sinh sống có ca nhiễm sởi, bạn cần tuân thủ các biện pháp cách ly, hạn chế ra nơi đông người, khử trùng nơi ở và theo dõi cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách phòng bệnh sởi bằng vắc xin hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin hai lần khi trẻ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Khả năng kháng vi rút sởi khi tiêm mũi đầu tiên chỉ có 80 - 85% trẻ có miễn dịch. Sau khi tiêm mũi thứ hai, khả năng miễn dịch của trẻ lên đến 90 - 95%. Sau khi được tiêm phòng đầy đủ, trẻ sẽ miễn dịch với bệnh sởi đến suốt đời.
Vắc xin phòng bệnh sởi chưa được tiêm chủng rộng khắp cho trẻ nhỏ bởi vì cha mẹ lo sợ các phản ứng phụ xảy ra sau tiêm. Tuy nhiên, các phản ứng phù sau tiêm sẽ hết sau từ 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị.
Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bệnh sởi lây qua đường nào? Các lưu ý cần biết về bệnh sởi” cho bạn. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm ngừa. Vì vậy, bạn nên đảm bảo trẻ nhỏ và bản thân đã được tiêm ngừa vắc xin phòng sởi đầy đủ để bảo vệ cơ thể trước các tác hại khôn lường của bệnh.
Uyên Trương
Nguồn tham khảo: Vncdc.gov.vn, Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.