Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có đến 90% trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là do thiếu sắt. Hơn thế nữa, các bệnh nhân nữ có nguy cơ mắc bệnh
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là do cơ thể thiếu các khoáng chất và vi chất cần thiết (chủ yếu là sắt) nên có biểu hiện lượng huyết sắc tố giảm rõ rệt làm cho kích thước hồng cầu nhỏ và màu máu bị biến đổi.
– Tiêu chuẩn để đánh giá thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và dựa vào các chỉ số sinh học sau:
+ Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (NĐHbTBHC) (MCHC): < 280g/l
+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (LHbTBHC) (MCH): < 27 pg
+ Thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC) (MCV): < 60fl.
Chú thích:
– Trong nhóm chẩn đoán thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc bao gồm:
+ Thiếu máu thiếu sắt.
+ Thiếu máu nguyên hồng cầu sắt.
+ Một số trường hợp thiếu máu do các bệnh mạn tính.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc do thiếu sắt chiếm 90% các trường hợp. Các bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam. Các trường hợp này có thể được nhận biết qua việc sắt huyết thanh giảm, tuỷ xương tăng dòng hồng cầu ở giai đoạn nguyên hồng cầu ưa bazơ.
Do mất máu nhiều lần:
– Chảy máu ở đường tiêu hoá do: giun móc, loét hoặc ung thư dạ dày tá tràng, trĩ, ung thư ruột non, nhất là ung thư bóng Vater, viêm đại tràng, trực tràng chảy máu.
– Chảy máu cam liên tục.
– Cho máu nhiều lần liên tục gần nhau.
– Rối loạn kinh nguyệt
Do không được cung cấp đủ sắt:
Thường gặp trong các trường hợp:
– Trẻ đẻ non, trẻ sinh đôi, chảy máu trước khi sinh hay buộc rốn quá sớm.
– Trẻ em được nuôi bằng sữa bò: thường xảy ra sau ba tháng tuổi nhất là giữa 6 tháng đến 1 năm.
– Phụ nữ có thai: nhất là phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối.
– Người đã cắt bỏ dạ dày, ruột: không hấp thụ được sắt và protein.
Do không có axit Clohydric ở dạ dày: Gặp ở người trung niên, mãn kinh.
– Da xanh, da có thể khô, rám hay ngứa.
– Niêm mạc nhợt, môi khô nứt nẻ, miệng mép hay bị viêm, lưỡi đỏ.
– Các móng chi bị bẹt mỏng, dễ gãy, chân móng bị biến dạng làm móng có dạng lõm lòng thuyền, tóc gãy.
– Kiến bò chi dưới.
– Nuốt khó, đầy bụng, chậm tiêu …
– Có tình trạng dễ tắc mạch.
– Có khả năng có hội chứng tăng áp lực sọ não.
– Triệu chứng thiếu oxy ở các cơ quan:
+ Chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, kém hoạt động …
+ Tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức: trường hợp thiếu máu nặng có thể thấy tim to khi chụp X-Quang.
– Bé bị thiếu máu: Cơ thể chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường như thấp hơn, thiếu cân hơn trẻ bình thường…
– Việc điều trị phải phụ thuộc vào mức độ thiếu máu và nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ:
+ Nếu bạn bị chảy máu ở đường tiêu hóa hoặc đường sinh dục thì cần ngăn chặn chúng.
+ Cung cấp đầy đủ sắt cho phụ nữ có thai và trẻ em nếu họ được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.
– Bổ sung sắt dạng thuốc uống.
– Sử dụng sữa bột tăng cường bổ sung sắt.
– Thay đổi thực đơn ăn như bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan và rau xanh. Ăn nhiều các loại rau chứa nhiều chất sắt như cải xoăn, rau bina và atisô.
– Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 tháng tới 6 tháng.
Để có những chẩn đoán chính xác về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa để kiểm tra sâu thêm và được tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Nguyệt Hằng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.