Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không? Cách điều trị nhanh, hiệu quả

Ngày 17/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tổ đỉa, á sừng thực chất là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng cùng thuộc nhóm viêm da cơ địa. Câu hỏi "bệnh tổ đỉa á sừng có lây không?" là câu hỏi rất thường gặp với người bệnh và người thân xung quanh. Vậy câu trả lời chính xác là gì?

Tổ đỉa, á sừng thực chất là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng cùng thuộc nhóm viêm da cơ địa. Nhóm bệnh lý này biểu hiện kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa á sừng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, bong tróc da, viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng máu.

Bệnh tổ đỉa á sừng là gì?

Á sừng là bệnh mãn tính, có xu hướng tái phát nhiều lần. Tổn thương của bệnh là tình trạng da khô, nứt nẻ , bong ra từng mảng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào nhưng phổ biến nhất là ở đầu ngón tay, chân và gót chân.

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm – eczema, gây tổn thương khu trú ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân, một số trường hợp có thể xuất hiện ở mu bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, hiếm khi nào các tổn thương mà tổ đỉa gây ra vượt quá cổ tay, cổ chân. 

Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không? Cách điều trị nhanh, hiệu quả 1 Hình ảnh bàn tay bị tổ đỉa với các mụn nước li ti

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa á sừng

Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh tổ đỉa và á sừng, tuy nhiên có nhiều giả thuyết đề cập mối liên quan mật thiết với yếu tố cơ địa, di truyền, rối loạn chức năng nội tạng và thần kinh, cụ thể:

  •  Yếu tố cơ địa: Nguy cơ khởi phát bệnh cao hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử bị viêm gan hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  •  Yếu tố dị ứng: Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên thì hệ miễn dịch sẽ kích hoạt, giải phóng histamin và kháng thể IgE gây đáp ứng miễn dịch, biểu hiện ngứa ngáy, phù nề, sung huyết.
  • Yếu tố thần kinh: Căng thẳng, rối loạn thần kinh thực vật sẽ làm tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công, bùng phát bệnh.
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: Độc tố từ các loại liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus có khả năng là yếu tố kích thích bệnh. Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn da cũng dễ bị tổn thương, cùng các tác nhân gây hại tích tụ trên da sẽ làm các triệu chứng tổ đỉa bùng phát dữ dội.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng mỹ phẩm, dược chất có tính bào mòn cao khiến da mỏng đi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại, làm tăng nguy cơ bùng phát tổ đỉa.
  •  Do yếu tố thời tiết: biểu hiện của tổ đỉa á sừng thường bùng phát và nghiêm trọng hơn vào mùa đông, khi thời tiết khô hanh.
  • Các yếu tố khác như: Nhiệt độ và độ ẩm, suy giảm miễn dịch,…

Triệu chứng bệnh tổ đỉa á sừng

Biểu hiện của bệnh tổ đỉa

  • Các mụn nước sâu dưới da, chỉ có một số mụn nổi lên trên bề mặt da. Vị trí chủ yếu: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, có thể được bao phủ bởi một lớp da cứng, dày, khó vỡ.
  • Mụn nước: Mọc rải rác hoặc tập trung lại thành từng cụm.
  • Diễn biến các mụn nước thường không tự vỡ, xu hướng tự tiêu sau vài tuần xuất hiện.
  • Sau khi tự tiêu, trên da sẽ hình thành lớp vảy sừng dày màu vàng, sau lớp vảy sừng này sẽ bong ra để lộ nền da màu hồng, bóng và có viền vằn vèo.
  • Các mụn nước gây ngứa ngáy dữ dội, nếu cào gãi và ma sát mạnh có thể gây ra các tổn thương thứ phát như viêm đỏ, đau rát, phù nề, bội nhiễm…

Biểu hiện của bệnh á sừng

  • Vị trí tổn thương: Ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể.
  •  Biểu hiện ngoài da: Khô, sần sùi đi kèm cảm giác ngứa ngáy.
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, có thể thấy các dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, làn da nứt nẻ đến chảy máu, xuất hiện mụn nước…
  • Mỗi khu vực da bị bệnh, triệu chứng có thể có những thay đổi khác nhau như á sừng da đầu dễ bị nhầm lẫn với gàu da đầu, da ngón chân, gan bàn chân, đặc biệt là vùng gót chân thô ráp, dễ đỏ…
  •  Vảy khô trong á sừng thường xếp lớp và hình thành từng mảng trên da, dễ bong, đặc biệt là khi thời tiết quá khô hanh.
Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không? Cách điều trị nhanh, hiệu quả 2 Hình ảnh bàn chân bị á sừng

Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không?

Y học hiện đại khẳng định rằng, nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa hay á sừng không phải do virus hay vi khuẩn truyền nhiễm gây nên. Vì vậy có thể khẳng định bệnh không lây qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Khi chăm sóc người bệnh cũng như các sinh hoạt khác có thể thực hiện bình thường mà không nên quá lo lắng về sự lây nhiễm, kể cả khi tiếp xúc một cách trực tiếp với vùng da bị bệnh.

Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không? Cách điều trị nhanh, hiệu quả 3 Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không?

Cách điều trị tổ đỉa á sừng

Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa á sừng phổ biến, hay được áp dụng:

Điều trị tổ đỉa á sừng bằng mẹo dân gian

Ưu điểm: Dược liệu tự nhiên nên khá an toàn và lành tính, dễ kiếm nguyên liệu, chi phí rẻ nên được khá nhiều người áp dụng, đặc biệt tác dụng ở thể nhẹ, giai đoạn sớm của bệnh.

  • Cách chữa bệnh á sừng tổ đỉa bằng lá lốt: Lá lốt tươi đem cắt nhỏ rồi đun nước ngâm hoặc giã nhuyễn đắp ngoài da.
  • Cây vòi voi làm thuốc chữa tổ đỉa á sừng: Lá vòi voi rửa sạch đem giã cùng muối. Vệ sinh da rồi đắp lên. Dùng băng cố định để qua đêm sau tháo ra rửa lại với nước ấm.
  • Chữa tổ đỉa á sừng tại nhà bằng lá trầu không: Đun nước trầu không để tắm. Phần bã lá tận dụng để giã nát đắp ngoài da.
  • Chữa tổ đỉa á sừng bằng tỏi: Giã nhuyễn tỏi, thấm lên đầu tăm bôi phần nước cốt để bôi ngoài da.
​​​​​​​ Cây thuốc nam chữa tổ đỉa á sừng Cây thuốc nam chữa tổ đỉa á sừng

Điều trị tổ đỉa á sừng theo y học hiện đại

Một số nhóm thuốc tiêu biểu gồm:

  • Acid salicylic: Dạng thuốc bôi ngoài, giúp làm lớp sừng nhanh bong, hạn chế tình trạng sừng hóa của da, làm mềm da… Có thể sử dụng thuốc để sát trùng, ngừa vi khuẩn. Thận trọng khi sử dụng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có tác dụng phụ gây mòn da.
  • Hoạt chất corticoid: Fucicort, Gentrisone… dạng bôi hoặc uống. Tác dụng là chống viêm, ngừa phù nề, hạn chế quá trình sừng hóa, ngoài ra còn giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp làm mềm da đặc biệt là vùng da bị sừng hóa, dưỡng da, giúp da mềm mại hơn.
  • Nhóm thuốc giảm đau (Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen…) được bác sĩ chỉ định khi bệnh quá nặng, da bị đau rát khó chịu bất thường. Không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

>> Ngoài ra, có thể dùng thuốc bôi Dermovate trị á sừng và một số bệnh ngoài da như eczema, vẩy nến, lupus ban đỏ,...

Những lưu ý khi bị bệnh tổ đỉa á sừng

  • Không nên để da bị chà xát mạnh hay dùng tay gãi lên da…
  • Hạn chế tiếp xúc các chất gây kích ứng, chất tẩy rửa mà không có găng tay hay đồ bảo hộ.
  • Không dùng xà phòng hay sữa tắm có độ tẩy rửa cao.
  • Luôn giúp da ẩm và vệ sinh cho da sạch sẽ .
  • Duy trì lối sống, tinh thần thoải mái, dễ chịu, lạc quan.

Với bài viết trên đây Nhà Thuốc Long Châu đã giải đáp cụ thể câu hỏi "Bệnh tổ đỉa á sừng có lây không?" và hi vọng đã mang tới thông tin hữu ích cho quý độc giả. Nhà Thuốc Long Châu luôn đồng hành cùng cộng đồng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm