Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Gợi ý những cách điều trị bệnh trầm cảm

Ngày 01/11/2024
Kích thước chữ

Theo WHO, bệnh trầm cảm là thứ 2 gây hại đến sức khỏe con người, chỉ sau bệnh tim mạch. Liệu bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Câu trả lời là có thể chưa được, tuy nhiên trầm cảm vẫn có thể tái phát lại.

Trầm cảm là bệnh liên quan đến tâm thần và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của một người. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế những hệ lụy không mong muốn. Vậy bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

Hiểu về bệnh trầm cảm

Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý chia sẻ, bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chung quy lại đều gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến mặt tâm lý, sức khỏe tinh thần. Từ đó, hình thành nên những suy nghĩ và hành vi bất thường, có thể làm tổn hại đến bản thân và những người xung quanh. Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh trầm cảm có hết không, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh ở một số phân tích cụ thể dưới đây.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trầm cảm?

Những đối tượng thất nghiệp, ly hôn, phá sản, bị bạo lực gia đình hoặc học đường… thường có suy nghĩ tiêu cực và dễ mắc bệnh trầm cảm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính cụ thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

  • Bệnh trầm cảm có thể khởi phát do nguyên nhân nội sinh: Xuất phát từ yếu tố môi trường, di truyền, đời sống xã hội… Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều minh chứng rõ ràng mà chỉ là các giả thuyết.
  • Trầm cảm do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ bạn mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn.
  • Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: Phần lớn những người mắc bệnh trầm cảm đều xuất phát từ những căng thẳng, áp lực trong thời gian dài và nhiều áp lực dồn nén.
  • Trầm cảm do gặp phải cú sốc về tâm lý, sự kiện đau buồn: Một số người khi gặp phải sự kiện mất mát người thân, ly hôn, thất nghiệp… sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Ngoài ra vẫn có một số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mà chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Nhưng nhìn chung thì các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm đều khá đa dạng, có thể là do yếu tố khách quan hoặc chủ quan.
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Gợi ý những cách điều trị bệnh trầm cảm 1
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

Một số biểu hiện của trầm cảm cần chú ý

Bệnh trầm cảm có thể biểu hiện qua một số điểm đáng chú ý dưới đây:

  • Buồn chán: Luôn cảm thấy buồn chán, chán nản, trống rỗng và vô vọng, không còn thấy vui như trước đây khi gặp niềm vui.
  • Mất quan tâm, hứng thú: Không còn quan tâm hay hứng thú đến bất kỳ điều gì kể cả sở thích cá nhân, quan tâm đến người khác.
  • Mệt mỏi, mất năng lượng: Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng làm việc hay thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Giảm sự tập trung, chú ý: Không duy trì sự tập trung hay sự chú ý được lâu, luôn mơ màng, đãng trí và trở nên thiếu quyết đoán.
  • Chán ăn/thèm ăn: Giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn, không cảm thấy đói. Hoặc có cảm giác thèm ăn quá mức, mặc dù vừa mới ăn no xong.
  • Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng khó ngủ, mất tỉnh táo, ngủ hay tỉnh giấc sớm. Đôi khi lại ngủ mê mệt, không muốn rời khỏi giường, thường xuyên thèm ngủ.
  • Tự ý buộc tội và ý tưởng tự sát: Đây được xem là biểu hiện chuyển biến xấu của bệnh trầm cảm, bệnh nhân có xu hướng tự buộc tội bản thân và nghĩ đến cái chết để giải thoát. Ý nghĩ về tự sát sẽ được hình thành và tiếp tục nặng hơn khi chuẩn bị kế hoạch và thực hiện điều đó.
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Gợi ý những cách điều trị bệnh trầm cảm 2
Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm cần chú ý

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không?

Bệnh trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và cuộc sống hằng ngày. Bạn thắc mắc không biết bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Hiện nay bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị và có thể cải thiện, thậm chí là hồi phục hoàn toàn nếu như người bệnh có thể kiểm soát tốt, tuân thủ liệu trình điều trị.

Tuy nhiên, việc phục hồi hoàn toàn cũng cần một khoảng thời gian nhất định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Mức độ trầm cảm, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị, đặc biệt là sự hợp tác của bệnh nhân.

Hiện nay, số ca chữa bệnh trầm cảm hết hẳn tuy còn khá thấp, nhưng nếu bệnh nhân thực sự kiên trì vẫn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Dù là bệnh trầm cảm nhẹ hay nặng, đều cần có sự can thiệp của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Khi có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, không nên để mọi chuyện tự diễn biến, vì có thể sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đã có nhiều trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ chuyển biến thành trầm cảm nặng vì không có liệu pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Gợi ý những cách điều trị bệnh trầm cảm 3
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không là lo lắng của nhiều người

Gợi ý một số cách điều trị bệnh trầm cảm

Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ có chỉ định phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số cách điều trị trầm cảm phổ biến hiện nay.

  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm có thể giúp bạn cải thiện bệnh nhưng có thể gây tác dụng phụ. Một số loại thuốc phổ biến như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống trầm cảm không điển hình…
  • Tâm lý trị liệu: Hay còn gọi là trò chuyện trị liệu, được thực hiện bằng cách trò chuyện cùng bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về tình trạng sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh cá nhân, khởi thông cảm xúc…
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Đây là hình thức điều trị tâm lý bằng cách tác động đến việc thay đổi suy nghĩ, hành động như giúp người bệnh nhận ra những suy nghĩ sai lệch, đối mặt với nỗi sợ hãi, cách làm dịu tâm trạng…
  • Trị liệu giữa các cá nhân: Đây là phương pháp trị liệu được áp dụng để điều trị rối loạn tâm trạng, cải thiện mối quan hệ và tương tác xã hội của bệnh nhân. Từ đó xoa dịu và làm giảm những nỗi đau mà họ đang chịu đựng.
  • Y học bổ sung: Áp dụng các liệu pháp kích thích não bộ (sốc điện, kích thích từ trường xuyên sọ, kích thích dây thần kinh phế quản), xoa bóp, châm cứu, thôi miên, phản hồi sinh học…
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Gợi ý những cách điều trị bệnh trầm cảm 4
Gợi ý một số cách điều trị bệnh trầm cảm

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Các nguyên nhân, biểu hiện cũng như một số phương pháp điều trị cho người bị trầm cảm. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được trị liệu bệnh trầm cảm kịp thời nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin