Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh viêm loét họng có nguy hiểm không?

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh viêm loét họng hay còn gọi là viêm niêm mạc họng, là một tình trạng lâm sàng phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn. Viêm loét họng xảy ra ở vùng họng, kéo dài đến thực quản và dây âm thanh gây khó khăn cho người bệnh khi ăn uống hoặc giao tiếp.

Viêm loét họng là gì? Bệnh này có những dấu hiệu và cách phòng ngừa như thế nào là nội dung mà bài viết này muốn mang đến cho bạn đọc nhằm chia sẻ những kiến thức hữu ích trong việc điều trị và phòng ngừa viêm loét họng hiệu quả.

Viêm loét họng là gì?

 Viêm loét họng là tình trạng khu vực cổ họng bị viêm loét kéo dài đến thanh quản hoặc thực quản. Khi bị viêm loét họng người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu, bị đau khi nuốt thức ăn hoặc khó khăn khi giao tiếp. Xảy ra tình trạng trên vì cổ họng là nút giao giữa đường hô hấp và đường ăn uống nên dễ bị sự tấn công của vi khuẩn gây viêm loét.

Nguyên nhân bị viêm loét họng

Viêm loét họng xảy ra tại nhiều vị trí như cổ họng, dây âm thanh và thực quản. Vì thế nên có rất nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Viêm loét cổ họng: Xảy ra tình trạng viêm loét tại vị trí này là do các nguyên nhân như hóa trị hoặc xạ trị ung thư, nhiễm nấm Candida, nhiễm virus Herpangina, virus tay chân miệng, hội chứng Behcet…
  • Viêm loét thực quản: Bệnh nhân bị viêm loét thực quản là do các trường hợp như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng thực quản do virus Herpes Simplex, virus mụn cóc sinh dục, sử dụng kháng sinh, kháng viêm thường xuyên, do nuốt phải các chất gây ăn mòn thực quản, do dị ứng,... 
  • Viêm loét dây âm thanh: Viêm loét họng tại dây âm thanh hay còn gọi là viêm họng hạt, do các nguyên nhân như: chấn thương khi đặt nội khí quản, trào ngược dạ dày, ho mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư vòm họng,...

Bệnh viêm loét họng có nguy hiểm không? 1

Sau các đợt hóa trị ung thư bệnh nhân thường bị viêm loét họng

Viêm loét họng có nguy hiểm không?

Hiện nay bệnh viêm loét họng khá phổ biến, người bệnh cần phải chữa trị kịp thời để không mắc các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Áp xe khu vực hạ họng: Xuất hiện tình trạng sùi loét tại thành họng sau, vùng hạ họng có các triệu chứng của áp xe ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Vỡ niêm mạc họng: Nếu để tình trạng viêm loét kéo dài thì lớp niêm mạc họng sẽ bong tróc vỡ ra dẫn đến tổn thương chức năng vùng họng. Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết là đau rát vùng họng, sưng to và có mùi hôi khó chịu.
  • Nấm họng: Người bệnh bị ngứa cổ, xuất hiện đờm xanh, chảy nước mũi, chảy máu nếu để tình trạng viêm loét họng kéo dài mà không chữa trị.
  • Suy nhược cơ thể: Một biến chứng nguy hiểm của viêm loét họng là khiến cho cơ thể bị suy nhược làm cho người bệnh chán ăn, thiếu máu, cơ thể mệt mỏi.
  • Ung thư vòm họng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét họng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh viêm loét họng có nguy hiểm không? 2

Viêm loét họng gây suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, chán ăn

Những triệu chứng của viêm loét họng

 Viêm loét họng xảy ra ở người lớn và cả trẻ nhỏ kèm theo những triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau:

  • Cổ họng đau, sưng đỏ, khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.
  • Lở loét miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
  • Ho khan, ho có đờm, khản giọng hoặc mất tiếng.
  • Luôn có cảm giác chua miệng, thay đổi vị giác, đôi lúc bị buồn nôn.
  • Ngực thường xuyên đau tức, rát cổ, sốt cao, người ớn lạnh.

Đa phần các triệu chứng của viêm loét họng thường dễ nhầm lẫn với viêm họng nên người bệnh thường có tâm lý lơ là, chủ quan dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phương pháp điều trị viêm loét họng hiệu quả

Căn cứ vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị viêm loét họng khác nhau.

Điều trị viêm loét họng 

Viêm loét họng có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc giảm đau như Tylenol, thuốc súc miệng.

Điều trị viêm loét thực quản

Viêm loét thực quản sẽ điều trị bằng thuốc kháng axit, ức chế H2 hoặc ức chế bơm proton giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Thuốc kháng sinh, kháng virus để hạn chế nhiễm trùng.

Điều trị viêm loét dây âm thanh

Bác sĩ sẽ dùng các phương pháp như âm ngữ trị liệu, điều trị Gerd, hoặc can thiệp bằng phẫu thuật  khi các phương pháp trên không hiệu quả.

Chăm sóc bệnh nhân viêm loét họng

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm loét họng hiệu quả thì người nhà và bệnh nhân cần phải thực hiện một số việc cần thiết sau đây:

  • Không ăn các thực phẩm cay nóng hoặc thực phẩm có chứa hàm lượng axit cao nhằm hạn chế kích ứng các vết loét họng.
  • Nói không với rượu bia thuốc lá vì những chất này sẽ làm vết loét nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng các thuốc có hoạt chất gây kích ứng cổ họng như aspirin, axit alendronic, ibuprofen.
  • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hai lần mỗi ngày nhằm xoa dịu các cơn đau.
  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách.

Bệnh viêm loét họng có nguy hiểm không? 3

Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm vùng họng tốt hơn

Phòng ngừa bệnh viêm loét họng

Để phòng tránh bệnh viêm loét họng bạn cần chú ý thực hiện những việc sau đây:

  • Luôn đề phòng sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm bằng cách tránh tụ tập nơi đông người, rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng công cộng.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, vì đây cũng chính là nguồn căn của bệnh tật và là thủ phạm gây ung thư rất cao.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Ngủ đúng tư thế cũng là một cách ngăn ngừa bệnh trào ngược này.
  • Khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể như ớn lạnh, sốt, ho ra máu, tức ngực, khó thở, khó giao tiếp,... thì phải tới bệnh viện uy tín để các bác sĩ thăm khám và kịp thời phát hiện ra bệnh.

Bài viết trên đã chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích về bệnh viêm loét họng hiện nay. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh cũng như có phương pháp điều trị đúng đắn kịp thời tránh để lại những biến chứng khôn lường làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin