Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm ống cuộn hay còn gọi là mào tinh hoàn ở mặt sau của tinh hoàn và chứa tinh trùng. Nam giới trong mọi độ tuổi đều có thể mắc viêm mào tinh hoàn đặc biệt trong độ tuổi từ 20 đến 39. Viêm mào tinh hoàn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nam giới.

"Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?" là thắc mắc thầm kín của cánh mày râu. Thực tế, tình trạng này không thể tự khỏi mà cần phải được phát hiện và can thiệp các biện pháp chữa trị kịp thời. Thời gian phục hồi của người bệnh cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Bệnh viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là một bộ phận thiết yếu trong cơ quan sinh sản của nam giới, có chức năng lưu trữ và cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng trước khi chuyển đến ống dẫn tinh. Mào tinh hoàn có kích thước khoảng từ 5 - 6cm, do khoảng 12 ống tập hợp tạo thành. Mào tinh hoàn chia làm 3 phần là đầu, thân và đuôi của tinh hoàn. Trong đó, đuôi tinh hoàn là phần liên kết với ống dẫn tinh giúp chuyển tinh trùng trưởng thành đến ống phóng tinh.

Nguyên nhân bệnh là do sự nhiễm trùng và hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thời gian phát bệnh thường kéo dài trong khoảng 6 tuần. Trong thời gian đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng như đau dữ dội ở phần bìu.

Có hai dạng viêm mào tinh hoàn:

  • Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành viêm mào tinh hoàn mãn tính gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người mắc bệnh.
  • Viêm mào tinh hoàn mãn tính: Trường hợp tiến triển thành mãn tính, cơn đau sẽ âm ỉ, tiến triển chậm và kéo dài, nguy cơ triệu chứng không thể biến mất hoàn toàn sau khi điều trị khỏi.
Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?
Bệnh viêm mào tinh hoàn

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mào tinh hoàn

Có thể nhận biết viêm mào tinh hoàn qua những dấu hiệu đặc trưng gần giống với viêm tinh hoàn sau:

  • Dấu hiệu đặc trưng là cơn đau ở bìu, trường hợp nặng hơn cơn đau có thể lan rộng tới vùng bụng.
  • Phần mào tinh hoàn sưng tấy, xung huyết và xơ cứng.
  • Đau khi sờ chạm hoặc nắn tinh hoàn và mào tinh hoàn.
  • Chảy mủ ở niệu đạo.
  • Buồn nôn, nôn, sốt
  • Tiểu nhiều, nóng rát khi tiểu tiện.
Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không? - 2
Dấu hiệu đặc trưng của viêm mào tinh hoàn là cơn đau ở bìu

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm mào tinh hoàn là do sự nhiễm trùng đường tiết niệu và cơ quan sinh dục.

  • Viêm mào tinh hoàn do nguyên nhân nhiễm trùng: tình trạng nhiễm trùng mào tinh hoàn dễ xảy ra do mào tinh hoàn và tinh hoàn nằm gần vị trí bộ phận sinh dục, nơi có khả năng tiếp xúc cao nhất với các vi sinh vật gây hại. Vì vậy, bệnh lây qua đường tình dục STDs là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus lao, virus quai bị.
  • Tắc nghẽn niệu đạo, ống dẫn tiểu.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.

Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?

"Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?", câu trả lời là không. Cụ thể các trường hợp mắc bệnh viêm mào tinh hoàn dù là cấp tính hay mãn tính đều cần can thiệp các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa để điều trị. Tỷ lệ điều trị thành công đối với tình trạng cấp tính thường cao hơn so với bệnh mãn tính. Trường hợp bệnh mãn tính chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và làm bệnh ổn định trong khoảng thời gian từ nhiều tháng đến vài năm.

Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không? - 3
 Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp cấp tính sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Triệu chứng sẽ cải thiện sau 48 đến 72 giờ dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc đúng liệu trình, kết hợp chườm đá và nghỉ ngơi hợp lý sẽ chữa khỏi tình trạng viêm mào tinh hoàn cấp tính trong 6 tuần.

Ngược lại, khi dấu hiệu kéo dài hơn 6 tuần nghĩa là bệnh viêm đã chuyển sang mãn tính. Lúc này, tình trạng bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn mà phải sử dụng một phương pháp để kiểm soát triệu chứng. Nếu có áp xe được hình thành, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để dẫn lưu áp xe, trường hợp hoại tử sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ.

Phòng tránh viêm mào tinh hoàn

Tình trạng viêm mào tinh hoàn có thể được phòng tránh hiệu quả ngay từ ban đầu nếu áp dụng các giải pháp dưới đây:

  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh như: Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tập thể dục.
  • Duy trì một chế độ ăn kiêng để ngăn ngừa các tác nhân làm viêm mào tinh hoàn: Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt; ưu tiên các thực phẩm hữu cơ; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm từ sữa ít béo; hạn chế cafein, rượu bia.
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để hạn chế các bệnh lây đường tình dục.
  • Tránh ngồi lâu trong thời gian dài, thay vào đó hãy đứng lên và đi bộ khoảng 5 phút mỗi giờ để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm áp lực lên cơ thể.
  • Hạn chế mang vác vật nặng hay hoạt động thể chất gắng sức.
Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không? - 4
Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp phòng tránh viêm mào tinh hoàn

"Bệnh viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?" thì câu trả lời là hoàn toàn không thể tự khỏi mà cần phải điều trị. Vì vậy khi người bệnh viêm mào tinh hoàn cần đến các cơ sở y tế để được sớm điều trị. Bên cạnh đó việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm mào tinh hoàn cũng rất quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về điều trị viêm mào tinh hoàn.

Xem thêm: Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm