Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 17/11/2022
Kích thước chữ

Béo phì ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Theo các chuyên gia, những trẻ bị thừa cân dễ có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ và có thể ngừng thở ở trẻ.

Hiện nay, tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng do thói quen ăn uống quá mức, lười vận động dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy, béo phì ở trẻ nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân gây béo phì

Ở trẻ em nguyên nhân gây béo phì là do sai lầm trong cuộc sống hằng ngày, trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu và ít hoạt động nên mỡ dần tích tụ trong cơ thể. Có thể kể ra các nguyên nhân sau đây:

Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị1 Trẻ em bị béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Do ăn nhiều các thực phẩm như cơm, mì, bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, da động vật, đồ lòng, sữa béo có đường…
  • Chế độ ăn không đảm bảo về thành phần thức ăn, số lượng, giờ ăn, thói quen ăn uống nhanh, ăn khuya, ăn vặt hay thậm chí là bỏ bữa.
  • Chế độ vận động ít, không luyện tập mà chủ yếu ngồi một chỗ, lười vận động.
  • Môi trường sống ở trẻ tại các khu đô thị, trẻ chơi chủ yếu thường trong nhà, ít có khu vực để vận động, kèm theo thói quen sinh hoạt không hợp lý.
  • Thời gian ngủ ít.
  • Mắc các tình trạng như nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc do người mẹ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.
  • Các bệnh lý liên quan như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh tim mạch,… Một số bệnh bất thường khác suy giáp, bất thường gen,...

Những hệ lụy khi tình trạng béo phì ở trẻ 

Béo phì ở trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề xấu ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tinh thần, trí tuệ, cụ thể như:

Rối loạn tâm sinh lý

Mức độ béo phì có tương quan với những dấu hiệu lo lắng, rối loạn hành vi,... Tình trạng này sẽ khiến trẻ tự ti, mặc cảm về bản thân, từ đó gây lo sợ dẫn đến thừa cân, ảnh hưởng đến việc hòa nhập xã hội và điểm số. Rối loạn tâm sinh lý thường diễn ra nhiều ở các bé nữ, khi đã có nhận thức về tính thẩm mỹ.

Béo phì dễ dậy thì sớm

Trẻ béo phì dễ dậy thì sớm hơn và có thể gặp phải những rối loạn hình thể. Bé nam béo phì thường có tình trạng vú lớn khi dậy thì. Bé gái dậy thì sớm, kinh nguyệt sớm và mụn trứng cá xuất hiện và lông mọc rậm,… Ngoài ra, dậy thì ở trẻ béo phì có thể còn kèm theo biến dạng hình thể như bụng bự, rạn da,…

Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị 2 Béo phì làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ

Rối loạn chuyển hóa ở trẻ

Trẻ phải đối mặt với tình trạng rối loạn chuyển hóa như sau:

  • Trẻ vị thành niên có thể bị thừa cân béo phì, giảm thể lực cao hơn khi mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Phần trăm mỡ có tương quan với mức độ tăng insulin, proinsulin ở trẻ bị béo phì, tình trạng này thường dễ xảy ra ở những trẻ tiền dậy thì và dậy thì.

Mỡ thừa tích tụ không chỉ ở các mô, các cơ quan nội tạng mà còn hòa lẫn nhiều ở trong máu, tăng các cholesterol máu dẫn đến vài biến chứng như:

  • Biến chứng hô hấp: Trẻ béo phì dễ gặp phải hội chứng khó thở, ngưng thở khi ngủ. Việc này sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ có thể bị tử vong, bên cạnh đó trẻ cũng có thể bị bệnh giả u não.
  • Biến chứng tim mạch: Khi lượng mỡ máu tăng cao, trẻ bị béo phì có huyết áp động mạch tăng cao hơn hẳn so với trẻ bình thường từ đó có nguy cơ đột quỵ cao và nhồi máu cơ tim,…
  • Rối loạn hô hấp vào ban đêm: Một nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 27% trẻ béo phì bị ngừng thở khi ngủ ở mức độ nặng và vừa. Ngoài ra còn các biến chứng về thần kinh, chỉnh hình hay tiêu hóa như là gan nhiễm mỡ cũng xảy ra ở trẻ béo phì.

Cách điều trị hiệu quả béo phì ở trẻ 

Trẻ béo phì cần điều trị kết hợp với một số phương pháp về chế độ ăn, điều trị tâm lý, tăng thể lực hay một số biện pháp khác, cụ thể: 

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Cha mẹ cần lên thực đơn cho trẻ dựa vào một số nguyên tắc sau:

  • Hạn chế số bữa ăn: Một ngày tối đa 4 bữa ăn đã bao gồm bữa ăn phụ, hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, ăn vặt, uống nước ngọt,…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứ lipid, đường.
  • Cần bổ sung ăn rau củ quả, ngũ cốc dinh dưỡng,...

Trẻ không thể áp dụng chế độ ăn kiêng bởi trẻ cần được đủ dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện cho cơ thể. Nếu gặp khó khăn trong việc ăn uống của trẻ béo phì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia. Ngoài chế độ ăn cần khuyến khích trẻ hoạt động thể lực. Tùy vào mức độ thừa cân béo phì trẻ càn luyện tập một số bài tập phù hợp như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... để giảm mỡ dần dần. 

Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị 3 Bên cạnh chế độ ăn cần khuyến khích trẻ hoạt động thể lực

Giảm cân bằng tâm lý trị liệu 

Trẻ béo phì khi điều trị tâm lý trị liệu kết hợp thể dục và chế độ ăn phù hợp sẽ có kết quả rõ rệt sau 24 tháng. Phương pháp này thường áp dụng đối với trường hợp trẻ béo phì quá mức dưới 12 tuổi. Ở những trẻ lớn hơn, cần giáo dục tâm lý về tác hại của béo phì, chỉ ra nguyên nhân và điều chỉnh lại thói quen về ăn uống.

Trên đây là một số thông tin về béo phì ở trẻ cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Như vậy, tình trạng sức khỏe của trẻ béo phì cần được báo động, bởi sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, trẻ cần phòng ngừa bằng những thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, đủ bữa và luyện tập thể thao.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm