Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là một trong những nguy cơ tai nạn luôn thường trực. Và một trong những đối tượng dễ bị bỏng nhất là trẻ nhỏ. Biết cách sơ cứu, chăm sóc vết thương hay biết trẻ bị bỏng bôi thuốc gì sẽ giúp giảm ảnh hưởng của bỏng với trẻ.
Trẻ em với bản tính tò mò, hiếu động lại chưa nhận thức được các mối nguy hiểm xung quanh nên thường là đối tượng dễ bị bỏng nhất. Cha mẹ có con nhỏ cần lưu tâm về cách phòng ngừa nguy cơ bỏng ở trẻ em. Đồng thời, tìm hiểu cách sơ cứu trẻ bị bỏng như thế nào, cách chăm sóc và trẻ bị bỏng bôi thuốc gì cũng là việc quan trọng nên làm.
Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể gặp phải 3 mức độ bỏng được phân loại theo tính chất nghiêm trọng của tổn thương như:
Tình trạng bỏng đi kèm tổn thương ở lớp da nông nhất. Tại vị trí tiếp xúc nhiệt da bị đỏ và không xuất hiện phỏng nước. Trường hợp này vết bỏng rất nhanh lành và không để lại sẹo.
Xem thêm: Cách sơ cứu bỏng độ 1 đơn giản bạn đã biết chưa?
Mức độ này còn được gọi là bỏng dày khu trú với những tổn thương da gây ra bởi tác động nhiệt quá thấp, quá cao, điện, phóng xạ, hóa chất hay ma sát. Bỏng độ 2 lại được phân chia thành 2 loại căn cứ vào độ sâu của vết bỏng gồm bỏng dày khu trú ở bề mặt và bỏng dày sâu.
Bỏng độ 3 là mức độ bỏng nặng nhất ở trẻ em với các tổn thương ở tất cả các lớp da, thậm chí ảnh hưởng đến cả lớp mỡ và xương.
Tại vùng bị bỏng có xuất hiện các chấm hồng đen, khô, trắng. Ở mức độ bỏng này, toàn bộ bề dày của da bị hủy hoại, nhất là lớp da trên cùng. Do da bị phá hủy nên sẽ không xuất hiện bóng nước. Vùng da bị bỏng có màu trắng hoặc màu đen nếu bị cháy sém. Sau khi điều trị xong, bỏng độ 3 chắc chắn sẽ để lại sẹo.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị bỏng là điều không phải vị phụ huynh nào cũng biết. Việc tìm hiểu trước cách sơ cứu cũng như việc trẻ bị bỏng bôi thuốc gì sẽ giúp cha mẹ bình tĩnh và chủ động hơn nhiều khi xử lý các tình huống bỏng ở trẻ em.
Các bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng độ 1 gồm:
Nếu trẻ bị bỏng độ 2 hay độ 3, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhưng trước đó, cha mẹ cần sơ cứu cho trẻ như cách làm trong trường hợp bỏng độ 1. Sau đó, cha mẹ cần nâng cao vùng bị bỏng, giữ cho trẻ nằm im, cởi hoặc cắt phần trang phục ở khu vực bị bỏng. Khi bỏ trang phục nên lưu ý không làm vỡ bọng nước ở vết phồng rộp. Trong khi chờ đợi trẻ được đưa đến bệnh viện, nên dùng khăn mát chườm vị trí bị bỏng cho trẻ 3 - 5 phút.
Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Tùy mức độ bỏng nghiêm trọng hay nhẹ, loại thuốc bôi trên vết bỏng sẽ khác nhau.
Bên cạnh tìm hiểu trẻ bị bỏng bôi thuốc gì, đọc các hướng dẫn chăm sóc cho người bị bỏng cũng là việc cha mẹ nên làm:
Cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để được bác sĩ hỗ trợ xử lý vết bỏng nếu trẻ bị bỏng từ độ 2 trở lên, trẻ bị bỏng ở mặt, vết bỏng trên diện rộng như toàn bộ lưng, ngực, bụng, tay, chân, mông,…
Bỏng là tai nạn dễ xảy ra và luôn thường trực trong cuộc sống. Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ bị bỏng khác cao. Tùy mức độ nghiêm trọng của bỏng, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau. Thậm chí, bị bỏng quá nặng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Hy vọng, với những thông tin trên đây, các bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về cách đánh giá mức độ bỏng, cách sơ cứu và biết trẻ bị bỏng bôi thuốc gì.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.