Bị cá ngát đâm làm sao hết nhức? Cách sơ cứu khi bị cá có độc tấn công
Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Một số loài cá phổ biến như cá da trơn, cá rô phi, cá ngát có thể đâm vào tay trong quá trình chế biến. Vậy bị cá ngát đâm làm sao hết nhức? Hãy tìm hiểu cách sơ cứu cơ bản khi bị cá có gai độc đâm vào tay ở bài viết bên dưới.
Nọc độc của cá ngát rất độc, tập trung ở đầu ngạnh. Một con cá ngát nhỏ có kích thước bằng đầu ngón tay út có thể gây sốt, hôn mê và nhiễm trùng. Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ, thậm chí gây suy nhược, đổ mồ hôi, sốt, nôn mửa, chuột rút, tê liệt hoặc thậm chí sốc. Hãy cùng tìm hiểu cách xử lý khi bị cá ngát đâm làm sao hết nhức ở bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cá ngát
Cá ngát có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản và Úc. Ở Việt Nam, cá ngát sống chủ yếu ở vùng An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và Sóc Trăng. Tuy nhiên, số lượng hiện nay đã ít và trở thành đặc sản trong các quán ăn, nhà hàng. Về đặc điểm bên ngoài của cá ngát như:
Thân dài, giống con lươn, da bóng.
Đuôi nhọn hoặc tù tròn, đa số có 4 râu gần giống cá trê nhưng cá ngát có nhiều râu hơn, màu đen đậm hơn và lớn hơn nhiều so với cá trê.
Có một vây duy nhất kéo dài từ vây lưng thứ hai, vây đuôi và vây hậu môn.
Có 2 ngạnh cứng, sắc nhọn ở 2 bên. Đây là nơi tập trung nọc độc nên khi đánh bắt, chế biến phải cẩn thận vì tiếp xúc có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bị cá ngát đâm làm sao hết nhức
May mắn thay, nọc độc của các loài cá có thể được giải trừ bằng nhiệt. Đầu tiên, ngâm vết thương vào nước muối pha loãng để làm loãng nồng độ nọc độc, sau đó loại bỏ các gai dính vào da. Ngâm vết thương trong nước ấm vừa phải khoảng 43 đến 45 độ C trong 30 phút. Nước ấm sẽ vô hiệu hóa nọc độc từ đó làm dịu cơn đau. Sau khi thực hiện sơ cứu và đến gặp bác sĩ ngay.
Bài thuốc dân gian trị cá ngát đâm
Khi ngư dân đi đánh cá, họ thường mang theo một vài quả chanh. Nếu bị cá có gai độc đâm, sẽ lấy hạt chanh nhai rồi nuốt nước, còn phần bã hạt chanh đắp lên vết cắn. Sau khoảng 10 phút nọc độc sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra còn có một mẹo dân gian phổ biến giúp giảm đau khi bị cá có gai độc đâm là dùng một ít nước nhớt từ cổ họng gà mái đang ấp trứng rồi bôi lên vết thương 3 - 5 lần một ngày hoặc ăn chè nếp sẽ hết.
Cá ngát trơn chứa độc tố nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy khi chế biến bạn cần phải cẩn thận hoặc yêu cầu người bán chuẩn bị trước. Ngoài ra, nếu bị cá ngát đâm phải, bạn nên đến bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý thích hợp.
Cách nhận biết cá có gai độc đâm
Theo Đại học Michigan, tuyến nọc độc của cá có gai được tìm thấy ở các gai xương sắc nhọn xung quanh cơ thể cá. Những chiếc gai độc này có thể được kích hoạt khi cá cảm thấy bị đe dọa. Khi đầu nhọn chạm vào kẻ thù, màng bao quanh tế bào tuyến nọc độc sẽ bị rách. Kết quả là vết thương của bạn có thể bị nhiễm nọc độc.
Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ, có thể gây suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi, sốt, nôn mửa, chuột rút, tê liệt,...
Cách sơ cứu cơ bản khi bị cá có gai độc đâm
Những trường hợp bị các loại cá da trơn đâm vào tay rất quen thuộc như cá trê, cá ngát. Nếu không sơ cứu kịp thời, có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, việc trang bị kiến thức để biết cách xử lý khi bị cá có gai độc đâm trong tay là vô cùng quan trọng.
Sơ cứu
Nếu bạn đang hoảng loạn và không biết bị gai cá có độc đâm vào tay có nguy hiểm hay không thì hãy ghi nhớ các cách sơ cứu cơ bản dưới đây để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Nhúng vết thương vào nước để làm loãng nồng độ nọc độc.
Loại bỏ toàn bộ gai dính trên da.
Ngâm vùng bị nhiễm độc trong nước ấm vừa phải (43 đến 45 độ C) trong 30 phút. Nước nóng sẽ trung hòa nọc độc của cá giúp giảm đau.
Hãy cẩn thận khi sơ cứu, tuyệt đối không hơ lửa vết thương.
Đến bệnh viện
Đối với những vết thương do gai cá gây ra, có các dấu hiệu sau phải đến bệnh viện ngay lập tức:
Vết thương loét ra.
Các triệu chứng khác xuất hiện hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Ngay sau khi sơ cứu tạm thời, nên đến bệnh viện ngay để được điều trị chuyên nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe do nọc độc của cá.
Cách phòng ngừa cá có gai độc đâm
Bị cá có gai độc đâm, nhất là trong đời sống hằng ngày là tình huống không mong muốn và nhiều khi không tránh khỏi. Vì vậy, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là luôn cẩn thận. Đặc biệt khi chế biến các loại cá có gai, hãy chú ý đến ngạch và gai của cá. Nếu bạn đang đi du lịch biển, làm thế nào để tránh bị cá có gai độc đâm:
Khi đi biển, hãy đọc trước tất cả thông báo hoặc biển cảnh báo. Hãy cẩn thận với những cảnh báo về sứa hoặc các loài cá nguy hiểm khác trong đại dương.
Tránh xa các tàu đánh cá và không xuống nước nếu bạn đang chảy máu. Máu có thể thu hút cá mập từ cách xa một dặm. Nếu bạn nhìn thấy một con cá mập, hãy rời khỏi nước ngay lập tức.
Hãy lê chân, đừng bước đi. Nếu bạn đang ở vùng nước nông, hãy di chuyển chân để tránh giẫm phải động vật. Các loài sống dưới nước cũng sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của bạn và tránh xa.
Đừng chạm vào sinh vật biển mà bạn không biết. Không chạm vào bất kỳ bộ phận cơ thể hoặc ngay khi nó đã chết. Một xúc tu vẫn có thể nguy hiểm khi chạm vào.
Hãy ăn mặc kín đáo, quần áo có thể bảo vệ bạn khỏi vết đốt của sinh vật biển và va chạm với san hô. Các chất trên cơ thể con người có thể gây kích thích loài sứa. Quần áo mỏng như quần bó hay kem chống nắng chuyên dụng cũng có thể tạo ra lớp màng bảo vệ trên da khỏi nguy cơ bị sứa biển cắn. Mang giày xuống nước cũng là một ý tưởng hay, tuy nhiên, hãy nhớ rằng những sinh vật có gai cứng vẫn có thể đâm xuyên qua bộ đồ bơi và giày.
Hãy chú ý khi đưa tay xuống nước.
Vết thương do các loại cá có độc là một mối nguy hiểm. Mặc dù, những vết có vẻ vô hại nhưng nếu không sơ cứu kịp thời, đúng cách bạn có thể gặp hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra khi bị cá da trơn như cá ngát đâm bao gồm đau nhức, dị vật sót lại ở vết thương, nhiễm trùng, tổn thương đường thở, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim. Vì vậy, hãy trang bị kiến thức sơ cứu để biết cách xử lý khi bị cá ngát đâm làm sao hết nhức. Sau khi sơ cứu, hãy đến bệnh viện gần nhất để khám, kiểm tra và làm sạch vết thương tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.