Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ căng cơ đơn giản đến các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Tìm hiểu ngực bị đau là dấu hiệu gì và những nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Đau ngực là triệu chứng mà nhiều người gặp phải, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của nó. Đau ngực có thể xuất phát từ các lý do như căng cơ, viêm nhiễm, hoặc thậm chí là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch. Bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn nhận biết ngực bị đau là dấu hiệu gì, nguyên nhân gây ra tình trạng này để đảm bảo sức khỏe của bạn luôn được bảo vệ.
Đau ngực là cảm giác đau, khó chịu, căng tức ở vùng ngực, giống như có vật nặng đang đè nặng hoặc bóp chặt lồng ngực. Cơn đau có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, từ đau dữ dội đến đau âm ỉ, và thường khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Thời gian đau ngực cũng rất đa dạng, có thể chỉ kéo dài vài phút nhưng trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ, gây mệt mỏi và khó thở.
Đau ngực có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như ngực trái, ngực phải, ngực giữa, hoặc vùng trên và dưới ngực. Đôi khi, cơn đau có thể lan ra các khu vực lân cận như cổ, hàm hoặc xuống cánh tay, làm tăng thêm mức độ khó chịu và cảm giác lo lắng cho người bệnh.
Đau ngực không chỉ là triệu chứng của các vấn đề về tim mạch mà còn có thể do các nguyên nhân khác như căng cơ, viêm nhiễm, hoặc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hay hô hấp.
Ngực bị đau là dấu hiệu gì? Một số dấu hiệu của bệnh lý có thể liên quan đến ngực bị đau:
Cơn đau ngực do tim thường có những biểu hiện đặc trưng sau:
Những triệu chứng đau ngực này có thể giảm dần khi được nghỉ ngơi. Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu đau ngực liên quan đến tim, bạn nên đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán.
Đau ngực do các nguyên nhân khác không liên quan đến tim thường có cường độ đau mạnh và dữ dội hơn. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa đau ngực do tim và đau ngực do nguyên nhân khác có thể không dễ dàng. Các loại đau ngực khác thường có những đặc điểm lâm sàng sau:
Ngực bị đau tức có thể do các nguyên nhân sau:
Cơ tim không nhận đủ lượng máu cần thiết do các mảng xơ vữa trong thành mạch máu, gây hẹp động mạch và làm giảm lượng máu cung cấp cho tim. Điều này dẫn đến những cơn đau thắt ngực, có thể lan lên cổ, hàm, vai và cánh tay.
Khi lưu lượng máu qua mạch máu ở tim bị giảm, các tế bào cơ tim sẽ bị ảnh hưởng. Cơn đau tim thường rất dữ dội và nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, khó thở và suy nhược nặng. Đây là hậu quả của mảng xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn mạch máu tới vành tim, khiến cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Nếu lớp trong cùng của thành động mạch vành bị rách, máu sẽ thấm qua thành mạch tích tụ lại và gây phình mạch dẫn đến cơn đau tim.
Thường do nhiễm virus gây viêm túi xung quanh tim hoặc cơ tim, viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim có thể dẫn đến đau ngực dữ dội phía sau xương ức, gây chèn ép tim, làm tích tụ dịch quanh tim và sốc tim, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chủ yếu là do di truyền, bệnh cơ tim phì đại khiến cơ tim dày bất thường. Người bệnh thường cảm thấy chóng mặt, đau ngực và ngất xỉu nếu vận động mạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy tim.
Lượng axit dư thừa và thức ăn chưa tiêu hóa hết trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, ho, khàn tiếng và đau tức ngực.
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm loét, người bệnh có thể gặp phải đau bụng, buồn nôn, nôn và đau ngực.
Các triệu chứng của co thắt cơ thực quản không điển hình và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Dấu hiệu nhận biết gồm khó nuốt, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng và đau ngực.
Viêm thực quản gây tổn thương lớp niêm mạc, gây khó nuốt, đau khi nuốt, nóng rát ngực và đau ngực. Nếu cơn đau kéo dài và các triệu chứng khác trở nên nặng hơn, cần kiểm tra y tế kịp thời.
Cục máu đông trong phổi gây ra đau ngực khi hít vào, hụt hơi, ho ra máu, đau lưng, đổ mồ hôi và chóng mặt.
COPD là do tiếp xúc dài với chất kích thích như khói thuốc lá, gây khó thở, ho, tiết đờm, thở khò khè và đau ngực.
Viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus gây ra các cơn đau nhói ở ngực, nhất là khi hít thở sâu hoặc ho, kèm sốt, hụt hơi, buồn nôn và chán ăn.
Viêm màng phổi gây đau nhói ngực khi thở, ho hoặc hắt hơi, chủ yếu do virus, vi khuẩn, thuyên tắc phổi hoặc tràn khí màng phổi.
Chấn thương ở ngực gây xẹp phổi và không khí tràn vào khoang ngực, dẫn đến đau ngực, tăng lên khi thở.
Nếu cơn đau ngực kéo dài và không có dấu hiệu giảm khi đã nghỉ ngơi, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức. Đau ngực có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm nhồi máu cơ tim, và nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề về tim hoặc phổi.
Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau ngực xuất hiện đột ngột và không thuyên giảm mặc dù đã sử dụng thuốc hoặc nghỉ ngơi. Nếu kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt, huyết áp thấp, sốt, hoặc ớn lạnh, cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu thêm về ngực bị đau là dấu hiệu gì và nguyên nhân gây đau ngực. Đau ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh phổi, hoặc các vấn đề về dạ dày – thực quản. Vì vậy, nếu bạn có nguy cơ mắc các bệnh này nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.