Long Châu

Bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi?

Ngày 20/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giãn dây chằng háng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có mức độ từ nhẹ đến nặng. Căn bệnh này khiến cho nhiều người phải khổ sở vì nó gây ra những cảm giác đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Việc chữa bệnh cũng không hề dễ dàng và đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn để điều trị bệnh.

Giãn dây chằng háng là hiện tượng các dây chằng xung quanh khớp háng bị kéo giãn quá mức làm cho người bệnh phải chịu những tổn thương cùng với cơn đau kéo dài. Nếu như người bệnh chủ quan không chịu đi khám sức khỏe sớm thì sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý về khớp. Vậy bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

Giãn dây chằng háng là gì?

Giãn dây chằng háng là một bệnh lý thường gặp, nhất là đối với những người thường xuyên phải lao động nặng hoặc chơi thể thao. Lý do gây ra bệnh là vì các dây chằng quanh khớp bị căng giãn quá mức và không thể tự phục hồi được.

Bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? 1

Giãn dây chằng háng là bệnh phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng

Điều này làm cho khớp háng của người bệnh bị cứng khớp, khó vận động kèm theo những cơn đau âm ỉ kéo dài, tăng cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến việc đi lại. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khớp háng bị tổn thương còn có thể đỏ hoặc sưng.

Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh giãn dây chằng háng. Tuy nhiên, bệnh sẽ xảy ra phổ biến hơn ở những người cao tuổi do xương khớp bắt đầu lão hóa, vận động viên hoặc những người vận động sai tư thế do sử dụng khớp quá mức.

Nguyên nhân gây ra giãn dây chằng háng

Viêm dây chằng

Viêm dây chằng có biểu hiện của tình trạng viêm, sưng và tổn thương đến dây chằng. Bệnh thường xảy ra do nhiễm trùng, thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng hoặc chấn thương. Khi bị mắc bệnh viêm, dây chằng thường trở nên nhạy cảm, không còn tính đàn hồi, dễ căng giãn và không thể tự phục hồi.

Bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? 2

Nếu để tình trạng viêm dây chằng xảy ra lâu sẽ làm cho các khớp xương dần trở nên lỏng lẻo và không thể tự phục hồi

Viêm màng hoạt dịch

Viêm màng hoạt dịch là trạng thái viêm xảy ra ở màng hoạt dịch, gây ra cảm giác đau đớn, làm khớp trở nên sưng đỏ và khi người bệnh di chuyển sẽ có tiếng kêu rắc rắc ở khớp. Không chỉ vậy, tình trạng viêm này còn làm cho người bệnh khó khăn vận động, tăng nguy cơ bị giãn dây chằng háng và làm tổn thương xương lẫn dây chằng.

Bong gân hông

Khớp háng có thể bị bong gân nếu như người bệnh hoạt động sai tư thế như đột ngột mở rộng khớp háng hoặc vận động quá sức. Bệnh xảy ra là do tình trạng căng giãn quá mức  hoặc bị đứt dây chằng, làm cho khớp bị mất đi tính ổn định

Chấn thương

Đây là nguyên nhân giãn dây chằng háng thường gặp nhất, xảy ra sau khi va chạm mạnh, do tai nạn hoặc khi chơi thể thao. Thông thường, chấn thương sẽ gây ra những tổn thương ở hai vùng là xương và khớp khiến cho dây chằng bị co giãn đột ngột và quá mức, từ đó dẫn đến hiện tượng bị đứt dây chằng.

Vận động sai tư thế

Dây chằng xung quanh khớp háng bị kéo căng khi người bệnh hoạt động sai tư thế. Đối với trường hợp này, mức độ vết thương sẽ ở mức nghiêm trọng cao. Vì vậy người bệnh cần thực hiện xoa bóp đúng cách và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh chóng phục hồi.

Lạm dụng khớp

Trong trường hợp này, không chỉ có dây chằng háng bị giãn mà còn xảy ra ở các vị trí khác như giãn dây chằng cổ tay, giãn dây chằng đầu gối,... do người bệnh thường xuyên lạm dụng khớp bằng cách lặp đi lặp lại một động tác làm tăng áp lực lên dây chằng, khiến cho dây chằng bị mất đi độ đàn hồi.

Lão hóa dây chằng

Cũng giống như xương và khớp, dây chằng cũng sẽ bị lão hóa theo thời gian do tuổi già sức yếu. Điều này làm cho khả năng sản sinh ra collagen tự nhiên bị suy giảm, khiến cho các mô liên kết không được phát triển và ngày một suy yếu đi. Chính vì thế mà những người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh giãn dây chằng háng cao hơn so với những người trẻ tuổi và với những người có chế độ vận động phù hợp.

Bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? 3

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị giãn dây chằng háng cao

Triệu chứng giãn dây chằng háng

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh giãn dây chằng háng như:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng hông.
  • Thi thoảng xuất hiện cảm giác tê buốt từ khung chậu lan dọc xuống hai bên chân tổn thương.
  • Khi đi lại nhiều, người bệnh cảm thấy đau dữ dội, đặc biệt là vào lúc thời tiết chuyển lạnh.
  • Hạn chế khả năng vận động do ổ khớp lỏng lẻo và rời rạc.
  • Khu vực bị tổn thương có dấu hiệu bị bầm tím, sưng đỏ.
  • Người bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không thể ngồi hay đứng lâu.

Bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi?

Nếu như sau khi người bệnh phát hiện ra bản thân mình mắc bệnh thì nên dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp để dấu hiệu bệnh nhanh chóng suy giảm (khoảng 2 - 3 ngày) mà không gây nguy hiểm hay để lại bất kỳ di chứng nghiêm trọng nào.

Bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? 4

Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để xương khớp được linh hoạt và dẻo dai

Ngược lại, đối với những trường hợp chủ quan, không chịu chăm sóc và chữa trị nhanh chóng sẽ làm cho mức độ giãn dây chằng háng tăng nhanh đáng kể. Đồng thời cũng để lạo một số nguy hiểm khác như:

  • Đứt dây chằng khớp háng.
  • Đau mãn tính.
  • Teo cơ chân.
  • Hạn chế chức năng vận động của dây chằng.
  • Mắc một số bệnh lý về khớp háng như thoái hóa khớp, viêm khớp,...

Giãn dây chằng háng là một căn bệnh thường gặp và hay gây ra những triệu chứng khó chịu. Bệnh có thể chữa ngay tại nhà bằng một số bài tập đơn giản nhưng đối với trường hợp bị bệnh nặng, nhà thuốc Long Châu khuyên bạn nên đến các cơ sở bệnh viện để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm