Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị mất răng hàm có sao không?

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

Mỗi một chiếc răng dù ở bất kỳ vị trí nào đều có tác dụng và chức năng riêng của nó. Như vậy nếu mất răng hàm có sao không? Đây là câu hỏi đã và đang được rất nhiều người quan tâm.

Răng hàm vốn có tác dụng hỗ trợ và liên quan đến các động tác, các khớp cắn, xé, nhai, giúp chúng ta nghiền thức ăn và điều chỉnh cấu trúc khuôn mặt cân đối. Chính vì vậy, răng hàm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tổng quan của hàm răng. Vậy mất răng hàm có sao không? Tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.

Vai trò đặc biệt của răng hàm

Trong bộ hàm của người trưởng thành, răng hàm được chia làm hai loại đó là răng hàm nhỏ (tiền hàm) và răng hàm lớn.

  • Răng hàm nhỏ (tiền hàm) bao gồm 8 cái răng: Răng số 4 và số 5, có 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới chuyên dùng để xé và nghiền nát thức ăn.
  • Răng hàm lớn (răng cối) bao gồm 12 cái răng: Răng số 6, số 7 và số 8. Chiếc răng số 8 thường được gọi là răng khôn. Có 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới. Các răng hàm lớn này sẽ có chức năng chính là nhai và nghiền thức ăn trước khi thức ăn được đưa vào dạ dày.

Mỗi răng hàm đều chỉ mọc một lần duy nhất, chính vì vậy nếu bị răng hàm bị mất sẽ không bao giờ mọc lại nữa.

 

Mất răng hàm có sao không, ảnh hưởng gì đến răng miệng Cấu tạo tổng quan của hàm răng ở con người

Nguyên nhân gây ra mất răng hàm

Mất răng cấm có sao không? Tại sao lại mất răng cấm? Thực chất, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra việc bị mất răng hàm.

  • Vệ sinh răng miệng kém, lười đánh răng hay vệ sinh răng miệng không đúng cách thì về lâu dài sẽ gây nên tình trạng sâu răng hoặc viêm lợi và làm mất răng.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng không hợp lý, gây thiếu chất dinh dưỡng cho răng, đặc biệt là các chất về canxi, chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho răng không còn chắc chắn như xưa. Bên cạnh đó nếu bạn ăn quá nhiều những loại thực phẩm có chứa đường, axit và carbohydrates cũng là tác nhân làm tổn hại tới men răng và nướu răng, dẫn dần dẫn đến mất răng.
  • Duy trì những thói quen xấu như nghiến răng, hút thuốc lá cũng chính là nguyên nhân làm cho tình trạng răng bị ảnh hưởng khá nặng.
  • Chấn thương răng miệng do tai nạn hoặc khi chơi các môn thể thao cũng sẽ tác động lớn đến xương hàm và răng nếu bạn không đeo các dụng cụ bảo vệ hàm.
  • Do tuổi cao, các lớp men răng dần bị lão hóa răng càng nặng nề hơn khiến răng không còn chắc khoẻ và gây ra mất răng. 
  • Không khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
  • Do một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp cắn, ung thư khớp cắn… khiến răng trở nên yếu hơn và dễ rụng hơn so với người bình thường.
Mất răng hàm có sao không, nguyên nhân do đâu Mất răng hàm có sao không?

Hậu quả khi bị mất răng hàm

Vì răng hàm là loại là răng lớn nên nó đảm nhận vai trò nhai và nghiền thức ăn chính, cũng như hỗ trợ nâng đỡ cho cấu trúc khung xương hàm. Chính vì vậy mà các răng hàm rất quan trọng. Nếu một người bị mất răng hàm có sao không? Câu trả lời chính là có, vì mất răng hàm sẽ để lại khá nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khiến cho việc nhai và nghiền nát thức ăn gặp khó khăn hơn

Cấu trúc răng của mỗi người vốn đã rất ổn định nên nếu thiếu răng dù chỉ là một cái cũng sẽ khiến cho việc ăn uống của chúng ta gặp rất nhiều bất tiện.

  • Mất răng hàm sẽ khiến cho việc ăn uống càng trở nên rất khó khăn. Khi đó, lực nhai và nghiền yếu đi sẽ làm thức ăn không được nghiền nát đủ tiêu chuẩn trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới đường ruột cũng như dạ dày.
  • Mất răng hàm cũng sẽ khiến thức ăn rơi vào khoảng trống bị khuyết đó, dẫn đến việc chúng ta sẽ phải luôn điều chỉnh thức ăn để không bị vào nơi mất răng thiếu.
  • Mất răng hàm sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trên khuôn hàm. Điều này làm cho các răng bên cạnh có nguy cơ bị xô lệch, đổ nghiêng, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai cũng như cơ hàm.
mất răng hàm có sao không ảnh hưởng gì đến việc nhai thức ăn Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai thường ngày

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Răng hàm khi bị mất cũng có thể sẽ làm cho khả năng phát âm của chúng ta kém hơn, không tròn chữ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới giao tiếp hàng ngày.

Ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ

Mặc dù mất răng hàm không gây mất thẩm mỹ quá nhiều như răng cửa nhưng cũng sẽ khiến cung hàm bị mất cân đối, hai má dần hóp vào, đồng thời da mặt nơi bị mất răng có hiện tượng chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn khiến gương mặt của chúng ta trông già đi rất nhiều. Lâu dần nó còn làm khuôn mặt bị lệch, gây ảnh hưởng khá nặng nề đến thẩm mỹ.

Dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng

Các khoảng trống khi răng bị mất đi là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển hơn, dẫn đến các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm tủy răng... Đồng thời cũng gây hại tới những chiếc răng còn lại.

Bị mất răng hàm có sao không Bảo vệ răng hàm tốt hơn mỗi ngày để răng có thể khỏe khoắn hơn

Gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm, tiêu xương

  • Nếu bị mất răng hàm mà không được phục hồi và điều trị sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng răng tụt lợi, nặng hơn là tiêu xương hàm.
  • Mất răng hàm còn khiến cho các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ. Đây là nguyên nhân gây ra những áp lực lớn lên quai hàm, làm bạn bị đau cơ hàm, đau các khớp thái dương hàm, dẫn đến bị đau đầu và nhức mỏi vai gáy.
  • Nếu không được điều trị kịp thời các răng bên cạnh còn có tình trạng xê dịch vào khoảng trống của răng hàm đã bị mất. Bên cạnh đó các răng đối diện cũng sẽ trồi lên hoặc thụt xuống quá mức, dẫn đến các vấn đề khớp cắn như lệch khớp cắn hoặc liệt cả cơ hàm và lệch mặt.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “Mất răng hàm có sao không?”. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết nhất cho sức khỏe của bạn. 

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin