Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mèo là thú cưng được nuôi nhiều trong các gia đình của nước ta. Vì là con vật khá hiền lành nên khi chúng cào cắn khiến không ít người lo lắng. Vậy bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa?
Một số căn bệnh gây ra do mèo cắn có mức độ nguy hiểm cao và hoàn toàn có thể gây tử vong như uốn ván hoặc bệnh dại. Các bác sĩ thường nói rằng vắc xin dù hiệu quả đến đâu cũng không cứu được bệnh nhân nếu họ tiêm trễ. Vậy bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa?
Mèo cắn có thể truyền nhiễm virus gây bệnh uốn ván, bệnh dại ở người. Cả 2 căn bệnh này đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và tỉ lệ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh dại gần như 100%. Vì vậy, chích ngừa khi bị mèo cắn là giải pháp duy nhất có thể áp dụng để phòng ngừa 2 căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh dại do virus Rhabdovirus gây ra. Chúng tồn tại trong nước bọt của con mèo bị bệnh dại. Khi mèo cắn gây trầy xước, virus bệnh dại sẽ xâm nhập vào cơ thể con người gây sốt, đau nhức, khó nhai nuốt, rối loạn đại tiểu tiện, liệt cơ và hô hấp và cuối cùng là tử vong. Thời gian ủ bệnh dại khi mèo cắn có thể tử vài ngày đến hàng năm trời. Tùy tình trạng vết cắn nặng hay nhẹ, vị trí vết thương, nồng độ virus mà bệnh dại ở người có những triệu chứng khác nhau.
Uốn ván cũng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm không kém. Thủ phạm gây nên căn bệnh này chính là trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ giải phóng độc tố vào máu và gây co cứng cơ, co giật, rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp. Tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván ở người lớn có thể lên đến 90% và ở trẻ em là hơn 95%.
Trước khi tìm hiểu bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa, việc cần thiết hơn cả bạn cần biết là cách sơ cứu khi chó mèo cắn. Ngay sau khi bị mèo cắn, đây là những việc bạn nên làm:
Vậy bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa? Theo các bác sĩ, bạn cần chích ngừa càng sớm càng tốt.
Trong một số trường hợp, sau khi thăm khám nếu thấy vết cắn nhẹ, ở những vị trí không cần bắp chân, cổ, mặt, các bác sĩ có thể chỉ định chích uốn ván và tiếp tục theo dõi cả mèo và người rồi mới tiêm phòng bệnh dại. Vắc xin này cần được tiêm phòng ngay lập tức vì trực khuẩn uốn ván có thể từ nước bọt xâm nhập vào cơ thể con người. Hiện nay, vắc xin phòng uốn ván được sử dụng phổ biến ở nước ta là vắc xin VAT. Nhiều trường hợp sẽ được chỉ định tiêm vắc xin uốn ván VAT và huyết thanh uốn ván SAT.
Khi nào cần tiêm phòng dại? Nếu mèo cắn bị trầy xước da hay gây chảy máu, chắc chắn cần tiêm phòng dại ngay lập tức. Tiêm vắc xin dại là cách duy nhất để cứu chữa khi bị mèo mắc bệnh dại cắn. Và vắc xin này cần được tiêm càng sớm càng tốt. Một cuộc điều tra cho thấy:
Cần đặc biệt lưu ý: Nếu vết cắn của mèo ở những vùng gần dây thần kinh trung ương như bắp chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, vai, cổ, mặt... cần tiêm phòng vắc xin dại và huyết thanh dại ngay lập tức bất kể con mèo có bị bệnh dại hay không. Tiêm phòng ngay những giờ đầu tiên có thể ngăn virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương.
Trong trường hợp vết cắn nhẹ, không gần thần kinh trung ương khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua giai đoạn vàng để chích ngừa dại thì sao? Khi đó, nhất định cần phải theo dõi sát con mèo trong 1 tuần đến 10 ngày. Nếu con mèo bị ốm, phát bệnh dại, chết hoặc bỏ đi cần tiêm phòng ngay lập tức.
Bên cạnh những người quan tâm bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa vẫn có những người chủ quan. Trong dân gian lưu truyền thông tin nếu không bị bệnh dại và tiêm vắc xin phòng dại sẽ rất nguy hiểm. Nhưng thực tế không phải vậy!
Sau khi tiêm vắc xin và huyết thanh bệnh dại, một số phản ứng thông thường sẽ xảy ra với cơ thể như:
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm tiêm phòng dại không nguy hiểm bởi bản chất loại vắc xin này chứa một lượng nhỏ virus dại đã chết và không có khả năng gây bệnh. Theo thông tin từ hãng sản xuất, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin phòng dại. Vắc xin này không ảnh hưởng đến thai nhi hay nguồn sữa mẹ.
Sau khi tiêm phòng dại, người bị mèo cắn cần kiêng:
Tin rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa. Giá chích ngừa các loại vắc-xin tuy có thể hơi đắt nhưng đổi lại là sự an toàn cho tính mạng. Hãy chích ngừa ngay nếu không may bị chó, mèo cào cắn bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.