Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi nuôi mèo, sẽ có lúc chúng ta bị mèo cào gây trầy xước và chảy máu. Đừng chủ quan vì việc này tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe. Vậy bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không?

Mèo là vật nuôi phổ biến trong các gia đình Việt. Tuy khá hiền lành nhưng con vật này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho con người. Bị mèo cào và cắn khiến chúng ta lo lắng. Vậy bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết này!

Nguy cơ tiềm ẩn khi bị mèo cào chảy máu

Trong bộ móng vuốt của mèo có thể tiềm ẩn nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Điển hình trong số đó gồm có:

  • Vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus có thể gây sưng, mưng mủ, nhiễm trùng máu thậm chí nguy hiểm tính mạng.
  • Vi khuẩn Campylobacter có thể gây nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy cấp.
  • Vi khuẩn Pasteurella là thủ phạm gây bệnh tụ huyết trùng ở người.
  • Vi khuẩn Bartonella henselae có thể gây sốt, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, cơ bắp đau nhức. Những người miễn dịch kém có thể bị u mỡ hay u mạch trực khuẩn.
  • Ký sinh trùng Cryptosporidiosis có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Nhiễm sán dây hay giun đũa từ mèo có thể dẫn đến mù lòa.
  • Ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây sảy thai, gây ra các vấn đề về mắt và sự phát triển của thai nhi.
  • Virus dại ở móng vuốt của mèo có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh dại ở người.

Vì có quá nhiều mầm mống gây bệnh nguy hiểm tồn tại trong móng vuốt mèo nên nhiều người muốn biết bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không.

bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không 1 Bị mèo cào nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Bị mèo cào chảy máu cần làm gì?

Trước khi tìm hiểu bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không, bạn nên biết cách xử lý ngay lập tức như sau:

  • Nhốt con mèo đó vào lồng để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo trong 7 ngày đến 1 tháng. Nếu không nhốt lại và theo dõi, mèo mắc bệnh dại có thể bỏ đi hoặc chết mà bạn không biết sẽ rất nguy hiểm.
  • Rửa vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy.
  • Sát trùng vết thương bằng cồn i ốt hoặc thuốc tím.
  • Có thể sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen, naproxen,... nếu vết thương sưng tấy.
  • Bôi thuốc mỡ ngoài da để vết thương nhanh lành.
  • Nếu vết thương sâu có thể uống kháng sinh đường miệng theo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không áp dụng những cách dân gian như bôi ớt, bôi dầu hỏa, đất sét... vào vết thương để tránh bị nhiễm trùng.

Sau khi bị mèo cào, không những phải theo dõi sức khỏe con mèo mà bạn còn phải theo dõi tình trạng sức khỏe của chính mình. Các chuyên gia cho rằng, các loại virus, vi khuẩn có hại từ mèo khi xâm nhập vào trong cơ thể người có thể ủ mệnh từ 1 tuần đến 1 tháng thậm chí lâu hơn. Nếu phát hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào, đặc biệt khi vết thương sưng, mưng mủ, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không 2 Việc xử lý vết thương mèo cào đúng cách rất quan trọng

Bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không?

Vậy bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không? Các bác sĩ cho biết mèo cào chảy máu tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Móng vuốt của mèo tạo thành vết thương sâu và chảy máu. Những vi khuẩn, virus gây bệnh từ móng vuốt của mèo xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây chứng sốt mèo cào, uốn ván, bệnh dại.

Uốn ván là bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước châu Á. Vi khuẩn uốn ván sau khi xâm nhập vào cơ thể con người qua vết mèo cào chảy máu sẽ tiết ra các độc tố gây ra co thắt, đau cơ, khó thở và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Cuối cùng người bệnh có thể sẽ tử vong.

Sốt do mèo cào là bệnh nhiễm khuẩn Bartonella henselae. Bệnh này thường không biểu hiện thành triệu chứng trong những ngày đầu hoặc vài tuần đầu. Nhưng sau đó, bệnh nhân bị sốt kéo dài, triệu chứng nặng dần ảnh hưởng đến các cơ quan khớp, phổi, nách, gan.

Bệnh dại ở người là một bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Virus dại xâm nhập vào cơ thể ban đầu gây đau, sốt, mệt mỏi. Khi virus xâm nhập hệ thần kinh, người bệnh sẽ thay đổi hành vi, bị liệt rồi tử vong. Điều đáng nói là bệnh dại lây từ mèo có thể ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng. Cá biệt có những trường hợp bệnh ủ trong cả năm.

bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không 3 Với nguy cơ uốn ván hoặc bệnh dại, bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không?

Bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không?

Bị mèo cào ít nhiều khiến chúng ta lo lắng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng về tinh thần. Vậy khi bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không? Các bác sĩ khuyên rằng, khi bị mèo cào chảy máu, bạn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những nguy cơ kể trên. Việc chích ngừa có thể gồm 2 loại: Chích uốn ván và chích vắc xin, huyết thanh chống bệnh dại.

Hiện nay ở Việt Nam, loại vắc xin uốn ván được sử dụng phổ biến nhất là vắc xin VAT. Sản phẩm có tác dụng tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh uốn ván. Vắc xin này dùng được cho cả trẻ em và người lớn nhưng số liều tiêm khác nhau với từng đối tượng. Cụ thể là:

  • Những người đã từng tiêm đủ 5 mũi trước khi bị mèo cắn chảy máu không cần tiêm thêm.
  • Người tiêm đủ từ 3 mũi trở lên tiêm thêm vắc xin VAT nhưng không tiêm huyết thanh SAT.
  • Người tiêu dưới 3 mũi cần tiêm cho đủ 5 mũi.
bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không 4 Vắc xin Abhayrab phòng bệnh dại

Đối với bệnh dại, vắc xin phòng bệnh được sử dụng phổ biến là vắc xin Abhayrab. Sản phẩm có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cả trẻ em và người lớn sau khi bị mèo nghi mắc bệnh dại cắn chảy máu. Ngoài ra còn có vắc xin Indirab của Ấn Độ cũng có tác dụng tương tự.

Bị mèo cào chảy máu có cần tiêm phòng không? Câu trả lời là có và bạn nên tiêm càng sớm càng tốt. Cùng với đó, bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe của cả vật nuôi và chính mình. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin