Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt lưỡi rất phổ biến và hầu hết đều lành tính. Tuy nhiên, các vết loét do nhiệt lưỡi gây ra những cơn đau ảnh hưởng không nhỏ đến việc nói chuyện và ăn uống. Vậy nhiệt lưỡi nên ăn gì, kiêng gì để đỡ đau?
Nhiệt lưỡi hay nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng xuất hiện những vết loét trên lưỡi. Những vết này thường có hình tròn nhỏ màu trắng hoặc ngả vàng kích thước dưới 1cm. Nhiệt lưỡi khiến người bệnh đau đớn, đặc biệt khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần nhưng nếu vết loét to hoặc nhiều vết loét sẽ kéo dài tình trạng này lâu hơn. Một số trường hợp nặng có thể gây viêm nhiễm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, hãy lưu ý những loại thực phẩm người bị nhiệt lưỡi nên ăn và nên kiêng dưới đây để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tình trạng sưng đỏ, đau khi ăn do nhiệt lưỡi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhưng nếu lựa chọn thực phẩm phù hợp, chăm sóc sức khỏe đúng cách trong những ngày bị nhiệt lưỡi thì tình trạng này sẽ cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là một số thực phẩm người bị nhiệt lưỡi nên ăn.
Khi bị nhiệt lưỡi, các nốt nhiệt loét ra khiến người bệnh cảm thấy rất đau khi tiếp xúc với thức ăn. Do đó, trong giai đoạn nhiệt lưỡi người bệnh nên ưu tiên các món ăn mềm và dễ nuốt như rau, cháo,…
Không chỉ là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, sữa chua còn hỗ trợ loại bỏ vết loét bằng cách kìm hãm các vi khuẩn có hại trong miệng. Sở dĩ có được khả năng này vì trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc trộn sữa chua cùng trái cây.
Đây là loại rau nổi tiếng với khả năng thanh lọc, giải độc, làm mát gan. Trong rau má có chứa nhiều nước và các loại vitamin như B1, B2, C, K, đặc biệt là Triterpenoids giúp chống viêm, giải nhiệt rất tốt.
Mướp đắng hay khổ qua là loại quả có tính hàn nên thường được ông bà ta dùng trong các bài thuốc làm mát, thanh nhiệt cơ thể, giúp giảm tình trạng nóng trong người. Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiệt lưỡi. Vì thế, người hay bị nhiệt lưỡi hãy ăn mướp đắng thường xuyên để phòng ngừa và cải thiện đau do nhiệt nhanh chóng.
Ngoài tác dụng chữa táo bón, huyết áp thấp, rau ngót còn lại loại rau rất tốt đối với người bị nhiệt lưỡi. Bạn có thể dùng rau ngót để nấu cháo, nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc sử dụng nước xay từ lá rau ngót sống để bôi lên vết loét. Kiên trì làm khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày liên tục tình trạng nhiệt lưỡi sẽ giảm hẳn.
Diếp cá là loại rau gia vị rất phổ biến với người Việt. Tuy diếp cá có mùi tanh hơi khó ăn nhưng nó lại có rất nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị nhiệt lưỡi. Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hàn rất tốt trong thanh nhiệt giải độc cơ thể. Ngoài ra diếp cá còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Bạn có thể ăn trực tiếp diếp cá sau khi rửa sạch hoặc uống nước diếp cá trong vài ngày liên tục để thấy rõ hiệu quả.
Ngoài nhiệt lưỡi nên ăn gì, người bệnh cần chú ý tránh xa những thực phẩm và đồ uống sau đây:
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị nhiệt lưỡi, người bệnh có thể áp dụng đồng thời một số cách giảm đau tại nhà như:
Song song đó, người bệnh cần luyện tập thể thao đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Nhìn chung, nhiệt lưỡi có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh nên đi khám nếu các vết loét không lành sau 2 tuần, số vết loét tăng lên, người bệnh khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt… Bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh chuyển nặng hoặc bạn đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được câu hỏi nhiệt lưỡi nên ăn gì. Nếu bạn đang gặp tình trạng nhiệt lưỡi, hãy tăng cường các loại thực phẩm này để chấm dứt nỗi khổ do nhiệt lưỡi sớm hơn nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.