Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt lưỡi là tình trạng răng miệng cực kỳ khó chịu, gây ảnh hưởng cho nhiều người nhưng bệnh thường bị bỏ qua, hoặc ít chú ý đến. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi sâu vào nguyên nhân, triệu chứng cũng như các lựa chọn điều trị cho chứng nhiệt lưỡi, giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức để duy trì sức khỏe lưỡi tối ưu.
Nhiệt lưỡi nói chung là lành tính và có thể tự khỏi nhưng như thế không có nghĩa là bạn được chủ quan bỏ qua các vết loét dai dẳng, lâu lành vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư miệng hoặc lưỡi.
Ung thư lưỡi thường bắt đầu với những triệu chứng khó nhận thấy, rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng nhiệt lưỡi. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị nóng lưỡi, loét kéo dài hoặc các triệu chứng tái phát thì việc đi khám bệnh là điều cần thiết.
Nhiệt lưỡi được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tổn thương giống như vết loét trên niêm mạc lưỡi. Những tổn thương này thường có màu trắng sữa và được bao quanh bởi đường viền màu đỏ. Mặc dù nhiệt lưỡi thường tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày nhưng nó chắc chắn gây khó chịu, đau đớn và ít nhiều gây cản trở việc ăn uống. Trong một số trường hợp, khi tình trạng viêm kéo dài hoặc xảy ra bội nhiễm sẽ phải cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Ngoài cảm giác khó chịu, những người bị nhiệt lưỡi còn có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm:
Những triệu chứng nói trên có xu hướng giảm dần khi vết loét, đau, sưng giảm; đồng thời tổn thương cũng dần dần thu nhỏ kích thước.
Nguyên nhân phổ biến gây nhiệt lưỡi:
Vô tình cắn hoặc tổn thương lưỡi có thể tạo môi trường thuận lợi cho các vết loét hoặc nhiễm trùng phát triển, góp phần gây nhiệt lưỡi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt chất sắt và vitamin B12 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiệt lưỡi, viêm loét lưỡi.
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay, nóng hoặc béo có thể gây tác hại xấu đến gan và làm tổn thương lớp niêm mạc mỏng manh của lưỡi.
Khả năng giải độc của gan suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, dẫn đến loét lưỡi và các vị trí miệng khác.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiệt lưỡi.
Ngoài các nguyên nhân trên, một số trường hợp khi người bệnh uống thuốc điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiệt miệng, nhiệt lưỡi tái phát nhiều lần. Các nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc chẹn bât, thuốc điều trị ung thư hoặc những người điều trị bằng xạ trị,... đều có nguy cơ cao gặp phải nhiệt lưỡi.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate thì chất này có khả năng gây kích ứng niêm mạc lưỡi, miệng.
Những người thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia đều có nguy cơ cao bị nhiệt lưỡi. Ngoài ra những người này còn đối mặt với các vấn đề về răng miệng khác điển hình như hơi thở có mùi hôi, răng xỉn màu, sâu răng, sưng tuyến nước bọt, viêm nướu, viêm nha chu, mắc ung thư trong miệng,...
Những người cai thuốc lá, trong hai tuần cai đầu tiên cũng có thể bị triệu chứng nhiệt lưỡi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi cai thuốc lá thành công.
Để giảm bớt sự khó chịu, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và ngăn ngừa sự lây lan của vết loét, bạn có thể tham khảo một số cách chữa nhiệt lưỡi cực hay sau đây:
Thuốc bôi không kê đơn có tác dụng giúp kiểm soát nhiệt lưỡi hiệu quả. Một trong những thành phần chính được tìm thấy trong các thuốc bôi trị nhiệt lưỡi tại chỗ hiệu quả là axit hyaluronic.
Loại thuốc này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, giúp che chắn vết loét lưỡi khỏi vi khuẩn có hại cũng như các chất kích thích trong thực phẩm. Nhờ đó, vết loét ở lưỡi có xu hướng lành nhanh hơn và giảm đau hiệu quả.
Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn và có thể hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng khi bị nhiệt lưỡi.
Thực phẩm chữa bệnh
Một số thực phẩm đặc biệt có lợi cho việc thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa nhiệt lưỡi tái phát. Có thể bổ sung các loại thực phẩm như tinh bột sắn, rau xanh, mật ong và đậu vào trong chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống đa dạng
Nhiệt lưỡi nên ăn gì? Luân phiên và chế biến đa dạng thực phẩm để đảm bảo cơ thể bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, cả chất dinh dưỡng đa lượng (như protein, carbohydrate và chất béo) và vi chất dinh dưỡng (như vitamin và khoáng chất).
Thuốc bổ sung dành cho các nhóm dễ bị tổn thương
Một số cá nhân, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, người già và những người mắc chứng rối loạn hấp thu kém, rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Trong những trường hợp như vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất được khuyến khích tăng cường bổ sung.
Tránh thực phẩm gây kích ứng
Khi bị nhiệt lưỡi, bạn nên tránh xa những thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, chẳng hạn như các loại thực phẩm mặn có nhiều natri, có tính axit cao, các món ăn cay và thực phẩm khô.
Nhiệt lưỡi gây đau đớn và khó chịu nên thường khiến mọi người bỏ bê việc vệ sinh răng miệng. Điều này càng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, kéo dài quá trình lành vết thương.
Do đó trong giai đoạn này, vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những cách chữa nhiệt lưỡi cực hay. Thường xuyên đánh răng và giữ miệng sạch sẽ là những bước cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng dung dịch muối loãng hoặc hỗn hợp baking soda hòa với nước ấm để súc miệng sẽ giúp giảm cơn đau do nhiệt lưỡi.
Một số cách phòng ngừa bị nhiệt lưỡi tại nhà bạn có thể tham khảo áp dụng, bao gồm:
Nếu gặp các triệu chứng sau đây, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị:
Tóm lại, nhiệt lưỡi là chứng bệnh rất phổ biến. Các vết loét tuy lành tính nhưng thường tái phát, gây khó chịu cho người bệnh, cản trở sinh hoạt trong 1 - 3 tuần. Tùy vào tình trạng bệnh, bạn có thể áp dụng những cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả trong bài. Lưu ý, nếu bạn nhận thấy vết loét tiến triển, hãy thăm khám sớm để phòng ngừa biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.