Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Polyp hậu môn là gì? Bị polyp hậu môn có nguy hiểm không?

Ngày 20/08/2023
Kích thước chữ

Bị polyp hậu môn có nguy hiểm không là vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Trên thực tế chỉ có một số loại polyp có khả năng tiến triển thành ung thư trong khi các loại khác hầu như không có cơ hội phát triển thành bệnh lý ác tính trong tương lai.

Polyp hậu môn là một dạng tăng sinh vùng niêm mạc hay mô mềm xuất phát từ hậu môn. Tuy nhiên căn bệnh này không có các triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện và thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vậy bị polyp hậu môn có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Polyp hậu môn là gì? Polyp hậu môn có nguy hiểm không?

Polyp hậu môn là tên gọi cho các khối u hình thành trên bề mặt bên trong khu vực ống hậu môn và đường ruột, thường có hình dạng tròn hoặc elip và cuống nhỏ tương tự như nấm. Kích thước thông thường của chúng nhỏ hơn 2,5cm. Vậy polyp hậu môn có nguy hiểm không?

polyp-hau-mon-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Bị polyp hậu môn có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Mặc dù đa số polyp hậu môn là lành tính và có thể được điều trị thành công, tuy nhiên, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh những tác động xấu tới sức khỏe. Dưới đây là một số điểm quan trọng về nguy cơ và hậu quả của polyp hậu môn:

  • Hẹp ống hậu môn và khó khăn trong đi đại tiện: Số lượng lớn polyp hoặc khối polyp lớn có thể gây hẹp ống hậu môn, gây cản trở quá trình bài tiết và làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Cuống polyp có thể bị sa ra ngoài và kèm theo dịch nhầy, dễ dàng gây viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng vùng hậu môn.
  • Tái phát: Nếu không được điều trị triệt để, polyp hậu môn có thể tái phát, làm cho quá trình điều trị ngày càng khó khăn và tăng nguy cơ tác động đến sức khỏe.
  • Nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng: Một số trường hợp polyp hậu môn có thể tiến triển thành ung thư hậu môn hoặc ung thư trực tràng, đặc biệt là dạng polyp u tuyến, có nguy cơ ác tính cao hơn khi kích thước tăng lên.
  • Nhầm lẫn với bệnh trĩ: Polyp hậu môn có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trĩ, gây ra sự khó nhận biết và chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân nào gây bệnh polyp hậu môn?

Nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn là một vấn đề chưa thể được xác định một cách chính xác trong lĩnh vực y học hiện nay. Mặc dù vậy, có một số yếu tố nguy cơ cụ thể có thể góp phần gây ra bệnh polyp hậu môn như:

  • Cấu tạo hậu môn bất thường: Hậu môn bị cong hoặc hẹp có thể gây cản trở quá trình đẩy phân ra ngoài, dẫn đến tạo điều kiện cho các chất thải tồn đọng và gây nhiễm khuẩn niêm mạc, từ đó tăng nguy cơ hình thành polyp.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể làm tổn thương niêm mạc và làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp.
  • Táo bón kéo dài: Tình trạng táo bón kéo dài khiến phân khô cứng có thể tổn thương niêm mạc hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của polyp.
  • Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh không đạt yêu cầu có thể góp phần vào việc tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống không đúng cách có thể kích ứng các cơ quan tiêu hóa, gồm cả hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh lao và tắc tĩnh mạch ở hậu môn: Một số bệnh nền như bệnh lao, tắc tĩnh mạch ở hậu môn cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc polyp hậu môn.
polyp-hau-mon-co-nguy-hiem-khong 2.jpg
Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây polyp hậu môn

Có mấy loại polyp hậu môn?

Có 3 loại polyp hậu môn thường gặp nhất hiện nay đó là:

  • Polyp tăng sản: Polyp tăng sản còn được gọi là polyp viêm, loại polyp này thường lành tính. Polyp tăng sản thường không có nguy cơ tiến triển thành ung thư và không đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt.
  • U tuyến: Các polyp u tuyến không phải là ung thư, nhưng chúng có khả năng trở thành ác tính trong tương lai. Các u tuyến lớn hơn thường có nguy cơ cao hơn để tiến triển thành ung thư. Thường thì, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên loại bỏ các polyp u tuyến càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ tiềm tàng.
  • Polyp ác tính: Polyp ác tính là loại polyp này chứa tế bào ung thư. Cách điều trị tốt nhất cho polyp ác tính sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ung thư và tình trạng sức khỏe tổng thể của từng người. Việc loại bỏ và điều trị kịp thời có thể là quyết định quan trọng để ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư.
polyp-hau-mon-co-nguy-hiem-khong 4.jpg
Có 3 loại polyp hậu môn thường gặp: Polyp tăng sản, u tuyến, polyp ác tính

Điều trị polyp hậu môn như thế nào?

Để điều trị polyp hậu môn, quá trình chẩn đoán và lựa chọn phương pháp phù hợp đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là những phương pháp chính được sử dụng trong điều trị polyp hậu môn:

Phát hiện và chẩn đoán

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp như nội soi đại tràng, nội soi đại tràng sigma, chụp X-quang, CT, MRI, xét nghiệm phân để xác định tình trạng polyp hậu môn. Nhờ các kết quả này, bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra quyết định về phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Trong các trường hợp nhẹ, khi polyp hậu môn không có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chọn điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, hoặc thuốc đặc trị có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng liên quan và thúc đẩy việc loại bỏ khối polyp.

polyp-hau-mon-co-nguy-hiem-khong 3.jpg
Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị polyp hậu môn 

Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Trong những trường hợp khối polyp lớn, có nguy cơ ác tính hoặc thuốc không hiệu quả, phẫu thuật có thể là lựa chọn. Có hai phương pháp chính trong điều trị ngoại khoa:

  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng dụng cụ cắt hoặc vòng dây điện thông qua ống soi ruột già để cắt bỏ polyp.
  • Nội soi ổ bụng: Đây là phương pháp sử dụng khi polyp hậu môn lớn hoặc không thể loại bỏ an toàn bằng phương pháp nội soi. Trong quá trình nội soi ổ bụng, bác sĩ sẽ tạo một đường nhỏ tại bụng hoặc khung chậu, sau đó đưa ống soi vào ruột để cắt bỏ polyp.
  • Cắt bỏ ruột kết và trực tràng: Phẫu thuật này dành cho các trường hợp nguy cơ cao bị ung thư. Nó liên quan đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột kết và trực tràng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc bị polyp hậu môn có nguy hiểm không? Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như những phương pháp để điều trị bệnh polyp hậu môn hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm