Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của nữ giới, thường diễn ra từ 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thời gian kinh nguyệt kéo dài, vượt quá mức so với thời gian giới hạn, gọi là rong kinh. Đứng trước tình trạng rong kinh, nhiều người vẫn chủ quan vì chưa biết được mức độ nguy hiểm của nó mang đến gần. Vậy bị rong kinh có sao không? Bị rong kinh uống thuốc gì?
Rong kinh là một thuật ngữ y học miêu tả tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường. Nhiều người vẫn còn thắc mắc và chưa hiểu hết về mức độ nguy hiểm do rong kinh gây ra. Vì vậy, thường tự ý mua thuốc uống và không quá quan tâm về tình trạng này. Để biết thêm thông tin về vấn đề này cũng như mức độ nguy hại mà nó gây ra bạn đọc, hãy cùng theo dõi bài viết “Bị rong kinh uống thuốc gì? Những chú ý khi bị rong kinh” của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Ở nữ giới, mỗi tháng đều có kinh nguyệt, nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, tức là bị rong kinh. Rong kinh gây mất máu nhiều (khoảng trên 80ml), tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của phụ nữ. Rong kinh là một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa.
Dựa vào yếu tố tác động, người ta chia rong kinh thành 2 loại, cụ thể là:
Ngoài biểu hiện kinh nguyệt kéo dài thì rong kinh còn đi kèm theo một số biểu hiện đặc trưng như:
Nữ giới hay gặp hiện tượng rong kinh nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua do nghĩ đây là vấn đề bình thường. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi rong kinh kéo dài liên tục sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, nhất chức năng sinh sản ở nữ giới.
Rong kinh gây ra tác động đến sinh hoạt và sức khỏe con người như:
"Rong kinh gây ảnh hưởng gì?", "Bị rong kinh uống thuốc gì?" là những câu hỏi thường được chị em phụ nữ đưa ra. Thực tế, có không ít người bị ra kinh quá lâu thường tự đến các nhà thuốc bán lẻ để mua thuốc và sử dụng mà không thông qua sự thăm khám hay kiểm tra của bác sĩ. Tự ý uống thuốc không mang lại hiệu quả cao mà nhiều trường hợp gây ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe khi sử dụng không đúng thuốc và liều lượng.
Để trả lời cho câu hỏi bị rong kinh uống thuốc gì? Nhà thuốc Long Châu xin đưa ra một số loại thuốc nằm trong danh mục bác sĩ kê đơn như:
Thuốc cầm máu khi bị rong kinh - Tranexamic là thuốc chỉ được cấp khi có kê đơn của bác sĩ. Thuốc này có tác dụng làm ức chế nguyên nhân gây ra đông máu và phân hủy plasminogen để hạn chế quá trình phân hủy các fibrin, từ đó làm giảm tối đa 60% lượng máu chảy. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng làm hạn chế ra máu kinh và không có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hay làm giảm các cơn đau bụng do rong kinh gây ra.
Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như rối loạn đông máu, đông máu nội mạc, tắc động mạch võng mạc, huyết khối não, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc động mạch phổi thì không được sử dụng thuốc này.
Mefenamic acid là một loại thuốc trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid dùng trong trường hợp rong kinh ở phụ nữ. Thuốc có tác dụng làm giảm prostaglandin, làm hạn chế mất máu (tối đa 25%), chỉ định cho các bệnh nhân bị rong kinh kèm theo chứng đau bụng.
Bệnh nhân có thể sử dụng Mefenamic acid khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và đến kết thúc khi thấy máu không còn ra nữa. So với thuốc cầm máu Tranexamic, thuốc không có tác dụng hiệu quả bằng nhưng Mefenamic acid ít tác dụng phụ hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
Thuốc tránh thai dạng viên nén như Ethinyl estradiol, Levonorgestrel chứa thành phần estrogen và progesterone có tác dụng hiệu quả trong việc chữa rong kinh ở nữ giới. Thuốc có công dụng ngăn ngừa sự gia tăng nội mạc tử cung và ức chế hiện tượng rụng trứng, đau tức ngực, giảm đau bụng dưới. Nếu uống thuốc này, lượng máu kinh có thể giảm đến 43%.
Thuốc có hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn có tác dụng phụ gây ra ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe người dùng. Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về động mạch vành, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, cao huyết áp thì không sử dụng thuốc này.
Uống thuốc có thể làm giảm tình trạng bị rong kinh. Tuy nhiên bị rong kinh uống thuốc gì? Nên làm thế nào khi bị rong kinh? Bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để đạt được kết quả tốt nhất. Không nên tự ý mua thuốc để tránh gặp những tác dụng phụ do thiếu kinh nghiệm về việc sử dụng thuốc.
Trên đây là những thông tin về bài viết “Bị rong kinh uống thuốc gì? Những chú ý khi bị rong kinh” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!
Xem thêm: Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn sau khi tiêm
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.