Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bị sái quai hàm có tự khỏi được không?

Ngày 25/03/2024
Kích thước chữ

Sái quai hàm là một trong những bệnh lý về khớp khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này có biểu hiện đặc trưng là phần xương hàm bị trật, lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Vậy sái quai hàm là gì? Sái quai hàm có tự khỏi được không? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gặp phải chứng sái quai hàm. Mặc dù là tình trạng khá phổ biến song bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng của sái quai hàm cũng như sái quai hàm có tự khỏi được không để từ đó có cách khắc phục phù hợp, mang lại hiệu quả cao, đồng thời ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân sái quai hàm

Trước khi giải đáp thắc mắc sái quai hàm có tự khỏi được không, chúng ta cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Bị sái quai hàm có tự khỏi được không? 1
Sái quai hàm có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều người

Sái quai hàm là gì? Sái quai hàm (hay còn gọi trật khớp hàm, lệch hàm) là tình trạng phần xương quai hàm bị lệch khỏi so với vị trí ban đầu. Người đã từng bị sái quai hàm vẫn có thể gặp phải hiện tượng này thường xuyên trong suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, những người bị chứng lỏng cơ vùng xương hàm và phần dây chằng do những rối loạn khớp ở thái dương hàm cũng rất hay gặp tình trạng sái quai hàm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trật quai hàm có rất nhiều. Những chấn động mạnh ở những vùng cơ, đường gân ở khu vực xương quai hàm đều góp phần dẫn đến sái quai hàm, hay nói cách khác là quai hàm đã bị trật ra khỏi vị trí ban đầu của chúng. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây này cũng có thể làm một người bị sái quai hàm:

  • Viêm nhiễm vùng mũi, họng,...
  • Tư thế nằm ngủ không đúng, giữ tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp quá lâu.
  • Thường xuyên nghiến răng trong khi ngủ.
  • Cười lớn, ngáp quá mạnh, há miệng to khi ăn.
  • Thường xuyên hoạt động quá sức, mang vác nặng nề, gây áp lực lên vùng cổ và vai khiến cơ bị căng.
  • Người bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc bị stress kéo dài.

Nhìn chung, sái quai hàm là bệnh viêm khớp khá phổ biến hiện nay nên khi có dấu hiệu mắc phải, bạn cần đi khám để được điều trị đúng cách, phòng ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bị sái quai hàm có tự khỏi được không? 2
Người bị căng thẳng cũng dễ bị sái quai hàm

Triệu chứng nhận diện sái quai hàm

Khi bị sái quai hàm, bạn chắc chắn sẽ có cảm giác đau và khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, gây hạn chế khả năng thính giác cũng như việc thưởng thức thức ăn. Do đó, việc hiểu được các triệu chứng của sái quai hàm là rất quan trọng để phát hiện sớm và tìm cách điều trị thích hợp.

Đau tai và ù tai

Một triệu chứng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua của tình trạng sái quai hàm là cơn đau lan ra quanh vùng tai, kèm theo ù tai. Cơn đau này có thể kéo dài, gây đau đầu chủ yếu tập trung ở phía trước tai. Nhiều người cảm nhận bị giảm thính lực rõ ràng do hàm và cấu trúc bên trong của tai có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cứng cổ và hàm

Cứng và khó chịu ở vùng cổ, hàm là những triệu chứng đặc trưng của tình trạng lệch hàm. Bạn có thể gặp biểu hiện dưới dạng tê hoặc khó cử động, nhất là vào buổi sáng, làm hạn chế chuyển động tự nhiên liên quan đến cử động cổ và hàm, chẳng hạn như quay đầu hoặc nói.

Bị sái quai hàm có tự khỏi được không? 3
Khó khăn khi há miệng cũng là dấu hiệu sái quai hàm

Có tiếng động kèm theo khi há miệng

Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của tình trạng lệch hàm là xuất hiện âm thanh “cạch” khi mở miệng. Những âm thanh này là do sự dịch chuyển của các cơ và gân ở vùng hàm, khi hàm bị lệch sẽ phá vỡ sự hài hòa tự nhiên của cấu trúc xương và khớp của hàm. Lúc này, việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn.

Sái quai hàm có tự khỏi được không?

Nhiều người khi bị sái quai hàm đã sử dụng các phương pháp xử lý tại nhà mà không hiểu rõ về mức độ phức tạp của tình trạng bệnh. Khắc phục không đúng cách không những không giúp cải thiện triệu chứng mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn, bao gồm biến dạng vĩnh viễn hoặc các vấn đề liên kết giữa các cơ quan càng trở nên tệ hơn.

Với câu hỏi sái quai hàm có tự khỏi được không, theo bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng này thông thường sẽ không tự khỏi được mà cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua việc nắn quai hàm. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý nắn chỉnh quai hàm vì có khả năng càng làm cho tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mặt cũng như các bộ phận liên quan. Một số biến chứng có thể gặp phải như méo miệng, liệt miệng,... lại càng khó điều trị.

Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi bị sái quai hàm nên nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp điều trị phổ biến

Bạn nên đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng, dựa trên đó lựa chọn phương pháp phù hợp, giúp khôi phục lại chức năng và sự liên kết thích hợp của hàm.

Bị sái quai hàm có tự khỏi được không? 4
Nên đến bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị hiệu quả

Nắn hàm

Đối với những người gặp phải tình trạng lệch hàm nhẹ, nắn chỉnh hàm là một giải pháp ít xâm lấn nhất. Phương pháp này tập trung vào việc nắn chỉnh hàm về vị trí tự nhiên mà không cần can thiệp phẫu thuật. Trước khi tiến hành, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống đau để thư giãn các cơ, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc vào vùng nhai dưới của hàm răng để chuẩn bị cho việc căn chỉnh lại. Sử dụng lực ấn mạnh và chính xác, bác sĩ sẽ nắn xương hàm bị trật xuống dưới và ra sau. Thao tác này được lặp lại cho đến khi xương hàm lỏng ra và có thể dễ dàng di chuyển trở lại vị trí chính xác.

Phẫu thuật hàm

Những bệnh nhân bị lệch hàm mức độ nặng hơn có thể phải phẫu thuật hàm. Tuy nghe có vẻ phức tạp nhưng phẫu thuật hàm là một thủ thuật an toàn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể khi được thực hiện bởi các chuyên gia lành nghề. Phương pháp này can thiệp trực tiếp vào vùng hàm để đưa hàm về lại vị trí ban đầu.

Bị sái quai hàm có tự khỏi được không? 5
Sái quai hàm nặng sẽ phải phẫu thuật để chỉnh hàm

Tóm lại, sái quai hàm tuy phổ biến nhưng là tình trạng cần được điều trị kịp thời và thích hợp để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn. Sái quai hàm có tự khỏi được không thì bạn cần nhớ là chứng bệnh này không thể tự khỏi và cũng không nên tự xử lý tại nhà. Bạn nên đi khám để tùy vào mức độ sái quai hàm mà bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định tiến hành nắn hàm hay phẫu thuật hàm để giúp bạn lấy lại cảm giác thoải mái, cải thiện nhanh chóng sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Khớp cắn đối đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin