Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị tổ đỉa sau sinh có thể nói là ác mộng của nhiều người phụ nữ trẻ. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, song bị tổ đỉa sau sinh để lại nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống của những bà mẹ bỉm sữa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của căn bệnh này nhé.
Bệnh tổ đỉa sau sinh là một bệnh viêm da mạn tính, biểu hiện bằng các mụn nước nằm ở sâu, gây cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát khó chịu cho người bệnh. Các nốt mụn nước thường mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cũng như các kẽ ngón tay, ngón chân. Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc bệnh tổ đỉa, vì khả năng miễn dịch với các tác nhân có hại bên ngoài môi trường bị giảm sút, kèm theo tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ sau sinh nhiễm bệnh tổ đỉa.
Nhiều bà mẹ trẻ băn khoăn về nguyên nhân khiến mình mắc bệnh tổ đỉa. Trên thực tế, tổ đỉa sau sinh là một bệnh viêm da dai dẳng, mạn tính, triệu chứng của nó không cố định. Các đợt bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần do nhiễm nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn, ở các vị trí khác nhau, do tiếp xúc da nhạy cảm với các chất gây dị ứng như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, sữa tắm, hóa chất sử dụng trong sinh hoạt (như xi măng, xà phòng, thủy ngân, xăng dầu, niken, crom, coban), kể cả sự stress về mặt cảm xúc, hay thời tiết nóng ẩm, đổ mồ hôi nhiều.
Nguyên nhân hàng đầu gây nên các đợt bùng phát của tổ đỉa sau sinh là các sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nguyên nhân đứng thứ hai thường là do da người bệnh tiếp xúc nhiều với các đồ vật làm bằng kim loại. Đối với một số người bệnh, việc xác định nguyên nhân chính xác gây ra tổ đỉa sau sinh là rất khó. Nếu người bệnh nhận thấy có nguyên nhân bất thường gây ra các triệu chứng của mình, hãy cố gắng tránh xa các chất này, điều này có thể giúp người bệnh giảm bớt và kiểm soát các dấu hiệu nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu.
Di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tổ đỉa sau sinh. Theo các chuyên gia, có đến 50% số phụ nữ bị tổ đỉa sau sinh do di truyền. Chính vì vậy, bạn không thể xem nhẹ nguyên nhân này nếu như có người thân trong gia đình mắc tổ đỉa.
Bên cạnh đó, cơ địa dị ứng, môi trường sống, cũng như căng thẳng, stress, trầm cảm sau sinh cũng khiến nhiều chị em phụ nữ tăng nguy cơ bị tổ đỉa sau sinh. Người bệnh có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, thời tiết thay đổi,… có thể gây nên bệnh tổ đỉa. Với các bà mẹ bỉm sữa thực hiện chế độ kiêng cữ sau sinh có phần khắt khe (ví dụ như không tắm, ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng,…), cũng rất dễ bị tổ đỉa sau sinh, do vệ sinh cá nhân và môi trường sống không được đảm bảo.
Tổ đỉa sau sinh được coi là bệnh da liễu mạn tính, tiến triển dai dẳng, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ gây nhiều phiền toái và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Người phụ nữ sau sinh thường có biểu hiện nóng rát hoặc ngứa ngáy ở vùng da bị tổ đỉa trước khi mụn nước nổi lên bề mặt da. Bệnh tổ đỉa có triệu chứng nổi các mụn nước ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân, các kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, nhất là ở cạnh bên của ngón tay, ngón chân. Kích thước của nốt mụn nước khoảng từ 1 đến 2mm.
Mụn nước thường có hình tròn, có thể rải rác đơn độc hoặc tập trung thành từng chùm lớn, khi sờ vào cảm thấy chắc. Các nốt mụn nước này thường có xu hướng tự lặn đi, hiếm khi tự vỡ, khi mụn bong sẽ hình thành vùng kết vảy trên da. Các nốt mụn nước mang lại cảm giác ngứa rất khó chịu, càng gãi càng ngứa, thường bệnh kéo dài 2 đến 4 tuần, đặc biệt hay tái phát nhiều lần.
Tổ đỉa sau sinh gây nhiều hậu quả như:
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, làm các xét nghiệm theo dõi và điều trị bệnh chuyên sâu, cũng như nhận được sự tư vấn về phương pháp điều trị tốt nhất. Tránh làm theo những bài thuốc dân gian truyền miệng để chữa bệnh tổ đỉa sau sinh.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng chống lại bệnh tổ đỉa. Cần lưu ý tránh những thực phẩm như rượu bia, chất kích thích,… làm tăng triệu chứng kích ứng của bệnh. Người bệnh cần uống đủ nước, giúp tăng cường độ ẩm cho da. Có thể lựa chọn uống nhiều loại nước ép hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất, làm da căng mọng, nhanh liền sẹo, thải độc tố tốt hơn.
Các mẹ nên thường xuyên dưỡng ẩm vùng da tổn thương, tránh tình trạng da khô bong tróc vảy gây khó chịu và đau rát. Lưu ý sử dụng các loại sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo, nếu có thể, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nếu bạn không muốn làm nặng hơn vùng da đã bị tổn thương.
Người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, hay các loại hóa chất tổng hợp có khả năng tẩy rửa mạnh, để hạn chế vùng da tổn thương bị nặng hơn. Đồng thời, người bệnh cần chăm sóc các vết thương ở vùng da bị bệnh thật cẩn thận, không làm vỡ vết mụn nước, tránh làm rỉ dịch viêm trong nốt mụn nước vì dịch viêm sẽ làm lây lan khả năng nhiễm trùng sang vùng da lân cận.
Nhà thuốc Long Châu hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn về vấn đề bị tổ đỉa sau sinh. Phụ nữ bị tổ đỉa sau sinh cần được thăm khám và điều trị kịp thời, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp