Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay những người mắc bệnh gout ngày càng gia tăng. Đặc biệt người dân chưa có ý thức phòng tránh bệnh và phòng tránh biến chứng của bệnh gout khi đã bị bệnh. Vì thế chúng ta cần hiểu biết về các biến chứng của bệnh để điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Tàn phế khớp, hủy hoại thận, đột quỵ… là những biến chứng bệnh gout cấp vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn tới biến chứng của bệnh gout này là do người bệnh thiếu kiên trì, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập không lành mạnh trong quá trình điều trị.
Để tìm hiểu về bệnh gout, gout là bệnh lý xương khớp phổ biến đứng hàng thứ 4 và cũng được xếp vào nhóm bệnh viêm khớp, nhưng bệnh gout lại là một loại viêm khớp đặc biệt. Bởi vì bệnh liên quan đến các vấn đề về rối loạn chuyển hóa purin của cơ thể và chế độ ăn uống dư thừa đạm purin hoặc do chế độ sinh hoạt kém khoa học. Bệnh khởi phát do nồng độ acid uric trong máu tăng cao quá ngưỡng bình thường (trên 420 micromol/lít đối với nam giới và 380 microml/lít đối với nữ giới), kéo dài mà không được điều chỉnh. Từ đó, dẫn đến tình trạng bão hòa máu và hình thành các tinh thể natri urat tại khớp và gây ra tình trạng viêm.
Dấu hiệu đầu tiên đặc trưng của bệnh gout chính là các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, và đau nhức dữ dội xảy ra đầu tiên là ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân, bàn chân, khớp ngón tay, khuỷu tay,... Các cơn đau này chính là nỗi ám ảnh của những quý ông bởi chúng diễn ra rất dữ dội, kinh hoàng, được ví như “sợi lông gà chạm vào chân cũng không thể chịu nổi”, người bệnh có cảm giác như đang bị hàng trăm ngàn cây kim đâm vào cùng lúc, vùng quanh khớp nóng đỏ như bị đốt trên lửa than. Khi đó bệnh nhân không thể vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này lại diễn ra một cách đột ngột khiến người bệnh không thể lường trước được nhưng lại giảm dần sau khoảng 1-2 tuần sau đó.
Tinh thể urat lắng đọng tại các khớp và bao hoạt dịch gây ra một loạt những biến đổi tại khớp và các thành phần xung quanh.
Đặc biệt, tinh thể urat khi soi dưới kính hiển vi là tinh thể hình thoi, hai đầu rất nhọn và sắc, do đó làm tổn thương khớp và bao hoạt dịch. Các tinh thể này có thể làm rách bao hoạt dịch, gây ra các phản ứng viêm.
Ngoài ra tình trạng lắng đọng lâu ngày của tinh thể urat có thể làm biến dạng khớp, khiến cho các khớp cử động khó khăn. Trường hợp nặng còn phá hủy sụn khớp, hủy đầu xương, có thể phải tháo khớp, gây tàn phế.
Khi hạt tophi vỡ gây ra lở loét, viêm nhiễm, nếu không điều trị có thể gây biến chứng nặng như: nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm khuẩn huyết.
Do thận có chức năng lọc và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể nên khi hàm lượng acid uric trong máu cao cũng làm ảnh hưởng đến thận và chức năng bài tiết.
Khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao làm ảnh hưởng đến thận và hệ tiết niệu
Tinh thể muối urat có thể lắng đọng ở bất kỳ đâu trên cơ thể, khi lắng đọng tại đó sẽ kích hoạt phản ứng viêm gây tổn thương cơ quan đó. Thường gặp hạt tophi dưới da, mô mềm, sụn vành tai, cơ tim và van tim cũng có thể lắng đọng muối urat gây biến chứng nguy hiểm.
Một số thuốc khi điều trị bệnh gout cũng gây ra tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm như trong giai đoạn cấp dùng Colchicine và các thuốc giảm đau chống viêm có thể gây ra các biến chứng trên dạ dày, gan mật, đông máu. Ngoài ra, các thuốc hạ acid uric như Allopuribol đều chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Bệnh gout có thể phòng tránh bằng nhiều phương pháp, trong đó thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục là những biện pháp hữu hiệu. Đặc biệt, người bệnh ngoài dùng thuốc ra cần áp dụng các phương pháp trên để điều trị và phòng ngừa triệu chứng gout cấp và biến chứng của bệnh gout.
Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gút là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).
Bệnh nhân gút cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.