Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biến chứng suy tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Ngày 18/06/2024
Kích thước chữ

Biến chứng suy tuyến giáp có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe như xuất hiện bệnh lý về tim mạch, biến chứng đối với hệ thần kinh,... và có thể làm ảnh hưởng đến các tuyến nội tuyến khác trên cơ thể.

Biến chứng suy tuyến giáp là hiện tượng giảm chức năng tuyến giáp khiến việc sản xuất hormone của tuyến giáp suy giảm theo. Từ đó, nó dẫn đến việc các chức năng và cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thêm các thông tin về bệnh lý này.

Tìm hiểu chung về bệnh suy tuyến giáp

Tuyến giáp chính là cơ quan nhỏ có hình con bướm nằm ở phía trước của cổ và bên dưới thanh quản. Nó sẽ có nhiệm vụ sản xuất hormone thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3) nhằm kiểm soát quá trình chuyển hóa, tăng sản xuất năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể và tác động đến quá trình hoạt động của các cơ quan khác như tiêu hóa, thần kinh và tim mạch. 

Biến chứng suy tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán 1
Tuyến giáp chính là cơ quan nằm ở phía trước của cổ và bên dưới thanh quản

Khi nồng độ hormone của tuyến giáp trong máu tăng cao làm cho tuyến yên giảm sản xuất TSH để kiểm soát hoạt động của tuyến giáp. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, tuyến yên sẽ sản xuất được nhiều TSH hơn. Điều này cho thấy sự cân bằng của hormone giáp vô cùng quan trọng. Nếu lượng hormone ở tuyến giáp quá cao, nó có nguy cơ gây ra bệnh cường giáp, còn quá thấp sẽ gây ra bệnh suy giáp.

Suy giáp (suy chức năng tuyến giáp) chính là hiện tượng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone để phục vụ nhu cầu trao đổi và hoạt động của cơ thể. Các hormone của tuyến giáp sẽ tham gia vào quá trình hoạt động của cơ thể nên có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Vì lẽ đó, nếu không có đủ lượng hormone tuyến giáp, cơ thể sẽ bị tổn thương ở các mô, cơ quan và rối loạn chuyển hóa.

Biến chứng suy tuyến giáp được xem là tình trạng xảy ra phổ biến và thường xuất hiện sau khi sinh nở, trong giai đoạn trưởng thành và ở tuổi trưởng thành. Bệnh này thường xuất hiện từ 1 đến 3% dân số, phần lớn là nữ giới với tần suất tăng cao theo độ tuổi.

Bệnh suy giáp dưới lâm sàng sẽ có biểu hiện nhẹ và chủ yếu ở 3% nam giới với 7,5%, nữ giới. Đối với trẻ em, tỷ lệ bị mắc bệnh suy giáp bẩm sinh là 1/5.000 trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh suy tuyến giáp

Bệnh suy tuyến giáp thường xuất hiện với các nguyên nhân phổ biến và một số nguyên nhân ít phổ biến hơn.

Biến chứng suy tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán 2
Bệnh suy tuyến giáp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như xạ trị, viêm tuyến giáp...

Những nguyên nhân phổ biến của suy giáp

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, bệnh suy tuyến giáp sẽ xuất hiện. Điều này là do một số nguyên nhân bao gồm:

  • Bệnh tự miễn Hashimoto: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Nó chính là chứng rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tạo kháng thể để tấn công các mô khỏe mạnh.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Việc thực hiện cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp sẽ làm giảm khả năng sản xuất hormone.
  • Xạ trị: Các tia bức xạ để điều trị ung thư ở đầu và cổ sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến giáp gây suy giáp.
  • Viêm tuyến giáp: Tuyến giáp bị viêm do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch hay các bệnh lý khác. Điều này sẽ làm kích hoạt tuyến giáp tự giải phóng tất cả các hormone cùng lúc nên hoạt động hết công suất và dần trở nên kém hơn.
  • Thuốc: Việc sử dụng thuốc có nguy cơ dẫn đến suy giáp như thuốc lithium để điều trị rối loạn tâm thần.

Các nguyên nhân ít phổ biến

Ngoài các nguyên nhân chủ yếu, bệnh này còn do một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra. Bao gồm:

  • Suy giáp bẩm sinh: Xuất hiện với tỉ lệ thấp khoảng 1/1700 đến 1/3500. Điều này nghĩa là trong khoảng từ 1700 đến 3.000 trẻ em sơ sinh sẽ có một bé bị mắc bệnh.
  • Thừa hoặc thiếu i-ốt: Việc bổ sung thừa hoặc thiếu iốt có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp.
  • Rối loạn tuyến yên: Có thể do khối u ở tuyến yên gây ra.
  • Thai kỳ: Một số bệnh nhân thường mắc bệnh suy tuyến giáp sau khi mang thai. Nó có thể xảy ra trong thai kỳ nhưng không được chỉ định điều trị.

Các biến chứng suy tuyến giáp nguy hiểm

Bệnh suy giáp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Biến chứng suy tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán 3
Tổng hợp các biến chứng suy tuyến giáp phổ biến hiện nay mà nhiều người gặp phải

Dưới đây sẽ là một số biến chứng cụ thể như:

  • Bệnh bướu cổ: Bướu lớn sẽ làm cản trở việc thở hoặc nuốt thức ăn.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Nếu điều trị chậm, bệnh suy giáp có thể làm tổn thương đến dây thần kinh ngoại biên. Các dây thần kinh này chính là công cụ để mang thông tin từ não với tủy sống đến các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh thần kinh ngoại biên sẽ gây ra đau, tê nhức và ngứa ở chân tay.
  • Vấn đề sinh sản: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ làm giảm quá trình rụng trứng gây hạn chế khả năng sinh sản.
  • Dị tật bẩm sinh: Trẻ em được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị sẽ có nguy cơ mắc dịch tật thai bẩm sinh cao hơn trẻ bình thường. Trẻ em bị suy giáp bẩm sinh không được điều trị sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về tinh thần và thể chất.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh suy giáp làm cho cơ thể có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hoặc suy tim.
  • Hôn mê phù niêm: Đây chính là biến chứng vô cùng nguy hiểm và cần phải được điều trị khẩn cấp. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở người bị suy giáp nhưng không được điều trị trong thời gian dài. Bệnh nhân có thể gặp hiện tượng như hôn mê, hạ thân nhiệt nhanh, co giật, suy hô hấp và mất phản xạ.

Phương pháp chữa trị bệnh suy giáp

Để điều trị biến chứng suy tuyến giáp, việc dùng thuốc để bổ sung lượng hormone là phương pháp phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc L - T4. Đây là loại thuốc an toàn nên có thể sử dụng cho phụ nữ có thai. Sau đó, các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra máu để điều chỉnh lượng thuốc phù hợp cho người bệnh. 

Biến chứng suy tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán 4
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh suy giáp

Bệnh này có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng theo các phác đồ được chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh không thể tự ý giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có sự tham vấn của bác sĩ. Điều này có nguy cơ khiến cho bệnh trầm trọng hơn và gây ra những biến chứng suy giáp nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai bị bệnh này cần điều trị tích cực để tránh tình trạng thai nhi bị bướu giáp.

Bài viết trên đã được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ về biến chứng suy tuyến giáp, nguyên nhân và một số triệu chứng cơ bản. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ làm xuất hiện một số các triệu chứng bệnh. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên nhanh chóng kiểm tra và điều trị. 

Xem thêm các bài viết khác về bệnh suy giáp:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.