Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Biểu đồ huyết áp là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong biểu đồ

Ngày 16/07/2024
Kích thước chữ

Biểu đồ huyết áp là một trong những phương pháp giúp xác định được tình trạng huyết áp của bản thân. Việc xác định được tình trạng huyết áp sẽ giúp người bệnh có những biện pháp điều trị kịp thời.

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch và là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe. Biểu đồ huyết áp sẽ giúp bạn đánh giá đúng tình trạng sức khỏe huyết áp của cơ thể.

Biểu đồ huyết áp là gì?

Biểu đồ huyết áp là một trong những phương pháp giúp xác định được huyết áp của cơ thể có ở mức khỏe mạnh hay không. Biểu đồ huyết áp được đặc trưng bởi các chỉ số huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg). Chỉ số huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu (áp suất máu trong động mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp suất máu trong động mạch khi tim giãn ra).

Biểu đồ huyết áp là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong biểu đồ 2
Biểu đồ huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

Theo biểu đồ huyết áp, các chỉ số huyết áp được chia thành 5 loại bao gồm huyết áp thấp, huyết áp bình thường, tiền huyết áp cao, huyết áp cao giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Việc chia thành các loại huyết áp này tùy thuộc vào các chỉ số huyết áp cụ thể. Dưới đây là các loại huyết áp theo biểu đồ huyết áp:

  • Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg (90/60mmHg): Được gọi là huyết áp thấp.
  • Huyết áp tâm thu từ 90 - 120mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 - 80mmHg (90 - 120/60 - 80mmHg): Được gọi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp tâm thu nhỏ từ 120 - 140mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 - 90mmHg (120 - 140/80 - 90mmHg): Được gọi là tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp tâm thu nhỏ 140 - 160mmHg và huyết áp tâm trương từ 90 - 120mmHg (140 - 160/90 - 120mmHg): Được gọi là huyết áp cao giai đoạn 1.
  • Huyết áp tâm thu nhỏ từ 160 - 180mmHg và huyết áp tâm trương từ 100 - 120mmHg (160 - 180/100 - 120mmHg): Được gọi là huyết áp cao giai đoạn 2.

Nếu huyết áp tâm thu lớn hơn 180mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 120mmHg thì được gọi là huyết áp cao giai đoạn 3 hoặc khủng hoảng tăng huyết áp. Theo biểu đồ huyết áp trên, nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người bệnh rơi vào hai loại khác nhau thì phân loại huyết áp sẽ tính theo loại cao hơn.

Việc chẩn đoán huyết áp dựa trên các chỉ số trên, người bệnh cần thực hiện nhiều lần do huyết áp riêng biệt, dựa trên mức trung bình của các lần đo để đánh giá tình trạng khỏe huyết áp cụ thể. Khi kiểm tra huyết áp, nên đo ở cả hai cánh tay để xem có sự khác biệt về huyết áp hay không, nếu có sự khác biệt chỉ số huyết áp giữa hai cánh tay thì phải lấy chỉ số huyết áp tại cánh tay có kết quả đo cao hơn.

Huyết áp thấp và cách điều trị

Huyết áp thấp là gì?

Theo biểu đồ huyết áp, huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg, huyết áp thấp chia làm nhiều loại bao gồm:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng: Hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế là tình trạng huyết áp giảm đột ngột khi đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột, thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Hạ huyết áp sau ăn: Huyết áp giảm này xảy ra 1 đến 2 giờ sau khi ăn, gây ảnh hưởng đến người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị huyết áp cao. Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn đối với người lớn tuổi mắc bệnh Parkinson hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến phần hệ thần kinh tự chủ.
  • Hạ huyết áp do trung gian thần kinh: Đây là tình trạng huyết áp giảm xảy ra sau khi đứng trong thời gian dài do sự cố giao tiếp giữa tim và não.
Biểu đồ huyết áp là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong biểu đồ 3
Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg 

Các triệu chứng của huyết áp thấp có thể bao gồm nhìn mờ, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, mệt mỏi, mất tập trung. Đối với một số người, huyết áp thấp có thể là triệu chứng của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Điều này đặc biệt đúng khi huyết áp giảm đột ngột hoặc khi huyết áp thấp xảy ra kèm theo các triệu chứng.

Huyết áp giảm đột ngột có thể nguy hiểm đến sức khỏe, chỉ cần thay đổi 20mmHg cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu. Huyết áp cực thấp có thể dẫn đến tình trạng sốc với các triệu chứng bao gồm lú lẫn, da nhợt nhạt, thở nhanh và nông, mạch yếu, nhanh.

Điều trị huyết áp thấp

Huyết áp thấp nếu không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ thì không cần thiết phải điều trị. Nếu huyết áp thấp gây ra các triệu chứng, điều trị sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nếu nguyên nhân gây huyết áp thấp không rõ ràng hoặc không có phương pháp điều trị, mục tiêu điều trị lúc này sẽ là làm tăng huyết áp và làm giảm các triệu chứng. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và loại huyết áp thấp mà mắc phải mà người bệnh sẽ được điều trị theo nhiều cách khác nhau.

Huyết áp cao và cách điều trị

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu lớn hơn 130mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 80mmHg. Theo biểu đồ huyết áp trên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tăng huyết áp sẽ bao gồm tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp độ 1 và tăng huyết áp độ 2.

Biểu đồ huyết áp là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong biểu đồ 4
Huyết áp cam là tình trạng chỉ số huyết áp lớn hơn 90/60 mmHg 

Khi bị huyết áp cao, hầu hết những người bệnh đều không có triệu chứng điển hình kể cả khi chỉ số huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Một số người bị huyết áp cao có thể triệu chứng như đau đầu, hụt hơi, chảy máu mũi. Tuy nhiên, chúng thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp cao đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

Điều trị cao huyết áp

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát được huyết áp cao, một số biện pháp thay đổi lối sống được chứng minh có thể giúp hạ huyết áp bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh, ăn uống đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo.
  • Hạn chế muối: Hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể không quá 1.500 miligam (mg) mỗi ngày.
  • Bổ sung đủ kali: Bổ sung đầy đủ kali theo liều lượng khuyến cáo, từ 3.500 đến 5.000 mg kali mỗi ngày thông qua thực phẩm như chuối, bơ và khoai tây (cả vỏ).
  • Tập thể dục: Hãy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên bắt đầu từ các bài tập đơn giản nhẹ nhàng và tăng lên hàng ngày.

Thuốc hạ huyết áp

Việc sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể và mức huyết áp của người bệnh.

Biểu đồ huyết áp là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong biểu đồ 6
Điều trị huyết áp cao bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc

Khi dùng thuốc điều trị huyết áp, điều quan trọng là phải biết mức huyết áp mục tiêu, bốn nhóm thuốc đầu tay được sử dụng để điều trị cao huyết áp bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Thuốc sẽ ngăn chặn việc sản xuất hormone angiotensin II, loại hormone mà cơ thể sử dụng để kiểm soát huyết áp. Khi thuốc ngăn chặn angiotensin II, mạch máu sẽ không bị hẹp lại từ đó làm hạ huyết áp.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Thuốc vào cơ thể sẽ ngăn chặn hormone liên kết với các thụ thể trong mạch máu. ARB hoạt động giống như thuốc ức chế men chuyển angiotensin đều ngăn mạch máu bị hẹp.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Ngăn chặn canxi đi vào các tế bào cơ tim và mạch máu, giúp giãn cơ mạch máu từ đó làm giảm huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp đào thải lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể, làm giảm lượng dịch trong máu, thường dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị huyết áp cao khác.

Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng như đau tim hoặc đột quỵ, phình động mạch, suy tim, hội chứng chuyển hóa và các vấn đề về thận.

Thông qua biểu đồ huyết áp, người bệnh sẽ xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó, phát hiện sớm các bệnh lý huyết áp thấp, huyết áp cao và đề ra phương án điều trị thích hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.