Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Biểu hiện cảm lạnh và mẹo chữa cảm lạnh nhanh khỏi

Ngày 29/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cảm lạnh là một bệnh phổ biến mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng gặp ít nhất 1 lần trong đời. Căn bệnh này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nên việc tìm hiểu những biểu hiện cảm lạnh cũng như cách chữa cảm lạnh là vô cùng cần thiết.

Cảm lạnh bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp ít nhất một lần. Tuy nhiên, biểu hiện cảm lạnh có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với cảm cúm. Nếu bạn cũng chưa biết triệu chứng đặc trưng của bệnh cảm lạnh và gì và mẹo chữa cảm lạnh nhanh khỏi ra sao, đừng bỏ qua bài viết này.

Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh có thể gặp phải ở mọi đối tượng, nhất là ở trẻ em, người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu. Bệnh cảm lạnh thường gặp nhất vào thời điểm mùa lạnh, mưa và thời tiết thay đổi đột ngột. Khi đó, các tác nhân ngoài môi trường dễ làm hệ miễn dịch suy yếu và các virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công cơ thể.

Bệnh cảm lạnh là bệnh thông thường, gần như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cảm lạnh không gây triệu chứng nặng như cảm cúm nhưng cũng khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Trẻ em, người già yếu, người đề kháng kém sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn bởi các biểu hiện cảm lạnh.

Cảm cúm và cảm lạnh thường khiến nhiều người bị nhầm lẫn vì một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, cảm lạnh gây nhiễm trùng hô hấp. Có khoảng hơn 200 loại virus có thể gây bệnh cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus. Cảm cúm được gây ra bởi các virus cúm A, B, C với các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh.

Biểu hiện cảm lạnh và mẹo chữa cảm lạnh nhanh khỏi 1
Cảm lạnh và cảm cúm thường khiến nhiều người nhầm lẫn

Các nguyên nhân và biểu hiện cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là chủng virus Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng hoặc qua các giọt bắn lơ lửng trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho. Tiếp xúc với người bệnh cảm lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm cảm lạnh. Cũng có trường hợp, người lành tiếp xúc với các đồ vật có dính virus hoặc dùng chung đồ với người bệnh nên cũng bị lây bệnh.

Có thể kể đến những biểu hiện cảm lạnh thường gặp nhất như:

  • Cơ thể nhiễm virus 2 - 3 ngày, người bệnh mới xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh thường gặp. Đầu tiên, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng ở xoang, mũi, họng (viêm họng, sổ mũi, ho, hắt hơi). Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần. Ba ngày đầu nhiễm bệnh là khoảng thời gian người bệnh dễ lây nhiễm cho người khác nhất;
  • Một số người bệnh cảm thấy đau nhức nhẹ toàn thân, đau cơ, có thể nhức đầu;
  • Cảm lạnh cũng có thể gây sốt nhẹ cho đến sốt cao tùy trường hợp;
  • Người bị cảm lạnh cảm thấy có áp lực ở vùng mặt và áp lực trong tai;
  • Hạch bạch huyết bị sưng;
  • Người bệnh bị chảy nước mắt, giảm hoặc mất vị giác;
  • Cảm giác khó chịu trong người khiến bệnh nhân thêm mệt mỏi;
  • Một số người bệnh có triệu chứng khó thở.

Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở từng người và mức độ nặng, nhẹ của triệu chứng cũng không giống nhau ở các bệnh nhân.

Biểu hiện cảm lạnh và mẹo chữa cảm lạnh nhanh khỏi 2
Có người gặp biểu hiện cảm lạnh nhẹ, có người gặp nhiều triệu chứng nặng

Cách chữa biểu hiện cảm lạnh như thế nào?

Khi triệu chứng mới xuất hiện, áp dụng ngay những mẹo điều trị cảm lạnh cực hay sau đây là việc nên làm:

  • Súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày. Nước muối sẽ tiêu diệt bớt vi khuẩn, virus, làm thông thoáng đường thở, giảm triệu chứng đau họng, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi.
  • Xông hơi với các loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả chanh cũng có tác dụng giảm các triệu chứng của đường hô hấp. Trong tinh dầu tự nhiên cũng có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp người bệnh nhanh khỏi.
  • Khi bị cảm lạnh, người bệnh cũng có thể uống những ly trà gừng ấm để làm ấm cơ thể, tăng đề kháng tự nhiên. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nước ấm, uống nước ấm pha mật ong cũng làm dịu cổ họng rất tốt.
  • Trong khi bị cảm lạnh, người bệnh cần chú trọng việc giữ ấm cơ thể.
  • Khi bị cảm lạnh, ngay cả vào ngày thời tiết ấm áp bạn cũng không nên tắm nước lạnh hay nằm trong phòng mở máy lạnh.

Cảm lạnh không phải một bệnh lý phức tạp, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng. Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Trong trường hợp cần uống thuốc, bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau với thành phần paracetamol, aspirin và ibuprofen.
  • Thuốc kháng histamin giúp giảm các biểu hiện cảm lạnh như sổ mũi, hắt hơi, dịch tiết mũi họng.
  • Thuốc co mạch giúp giảm sưng nề niêm mạc mũi, chống ngạt mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn.
Biểu hiện cảm lạnh và mẹo chữa cảm lạnh nhanh khỏi 3
Nước nước trà gừng hay một số loại trà thảo mộc có tác dụng giải cảm

Cảm lạnh khi nào cần đến bệnh viện?

Trẻ em bị cảm lạnh, các triệu chứng bệnh thường nặng hơn người lớn. Cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời để phòng ngừa biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Những triệu chứng dưới đây có thể cảnh báo tình trạng bệnh nặng ở trẻ:

  • Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi bị sốt từ 38 độ C trở lên và có dấu hiệu sốt tăng lên, sốt kéo dài hơn 2 ngày;
  • Các triệu chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp có dấu hiệu nặng hơn, không được cải thiện dù trẻ đã được chăm sóc cẩn thận;
  • Trẻ ho nhiều, khó thở hoặc thở khò khè;
  • Trẻ mệt mỏi, giảm ăn hoặc bỏ ăn;
  • Trẻ có dấu hiệu đau tai, đau đầu, buồn ngủ bất thường, có triệu chứng rối loạn ý thức.

Ở người trưởng thành, sau khi điều trị bằng thuốc nhưng vẫn sốt cao hơn 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đã ngừng sốt nhưng đột ngột sốt lại cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám. Người lớn thở khò khè, khó thở, đau họng, đau đầu nhiều và kéo dài, bị xoang nặng khi cảm lạnh cũng cần đi khám.

Biểu hiện cảm lạnh và mẹo chữa cảm lạnh nhanh khỏi 4
Dùng thuốc chữa cảm lạnh bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Trong giai đoạn chuyển mùa, các yếu tố thời tiết bất lợi khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Thời tiết thất thường cũng là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh cảm lạnh sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể. Để phòng ngừa nhiễm cảm lạnh, vào mùa đông, chúng ta cần lưu ý giữ ấm cơ thể, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, giữ nơi ở sạch sẽ,… để giảm nguy cơ bị cảm lạnh.

Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện cảm lạnh thường khá nhẹ. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, có trường hợp vì không chăm sóc sức khỏe đúng cách và điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng viêm tai giữa, hen suyễn, viêm xoang cấp tính, nhiễm trùng thứ cấp. Khi đó, người bệnh buộc phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ mới có thể khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin