Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Phương pháp trị liệu cảm lạnh hiệu quả

Ngày 24/05/2023
Kích thước chữ

Cảm lạnh uống thuốc gì là một vấn đề được rất nhiều người đặt ra. Mặc dù tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, song để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp thì không phải ai cũng biết. Những triệu chứng có vẻ như hết sức bình thường nhưng nếu không điều trị hiệu quả, biến chứng xảy ra sẽ càng trở nên khó lường.

Thời tiết thay đổi thất thường là lúc mà mọi người rất dễ đối mặt với cảm lạnh. Các biểu hiện ho, sổ mũi hay đau rát cổ họng khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể. Để giúp bạn đọc có thể yên tâm hơn, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu xem bị cảm lạnh uống thuốc gì nhé!

Một số thông tin cần biết về cảm lạnh

Để tìm hiểu xem liệu khi bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi nhất thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất của nó. Theo các chuyên gia, cảm lạnh là một bệnh lý hình thành do sự phát triển của virus. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch tiết hoặc sự tiếp xúc các giọt bắn khi bệnh nhân có biểu hiện ho, hắt hơi. Đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất thường là những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi. 

Sau khi nhiễm virus khoảng 1 - 2 ngày, bệnh nhân bắt đầu có cảm giác rõ ràng hơn về cảm lạnh: Bị ho khan, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, ngứa rát họng… Khả năng bệnh gây ra triệu chứng sốt thường không cao. Cho đến khoảng từ 7 - 10 ngày sau đó, bệnh nhân mới dần hồi phục lại thể trạng. 

Tuy nhiên, đã có rất nhiều thống kê được đưa ra về tỷ lệ bị viêm hô hấp sau cảm lạnh. Chính vì vậy mà chúng ta không được phép chủ quan trước những dấu hiệu khó lường của bệnh. 

Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Phương pháp trị liệu cảm lạnh hiệu quả 1
Cảm lạnh có khả năng lây truyền qua đường hô hấp

Biểu hiện điển hình của cảm lạnh

Mặc dù tỷ lệ bị cảm lạnh hằng năm luôn rất cao, nhiều người vẫn mơ hồ khi phân biệt cảm lạnh với các bệnh lý truyền nhiễm khác. Dưới đây là một số triệu chứng thường thấy của cảm lạnh mà bệnh nhân có thể nhận biết:

  • Ho khan, ho có đờm;
  • Chảy nước mũi;
  • Hắt hơi, sổ mũi;
  • Đau rát họng;
  • Có cảm giác suy nhược cơ thể, ớn lạnh, đau đầu liên tục trong vài ngày.

Sau khoảng 16 giờ từ lúc nhiễm bệnh, các biểu hiện cảm lạnh sẽ bắt đầu bộc phát. Trong vòng 2 - 4 ngày là thời điểm bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất. Cuối cùng thì sau 7 - 10 ngày, tình trạng của bệnh nhân sẽ dần ổn định trở lại. Dẫu vậy, không thể tránh khỏi những trường hợp cảm lạnh kéo dài tới 3 tuần mới có chuyển biến tích cực.

Theo thống kê, trung bình người lớn thường đối mặt với 2 đến 3 đợt cảm lạnh mỗi năm. Trong khi đó, tần suất cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể lên tới 5 - 7 lần/năm. Lý do là vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa thể phát triển hoàn thiện.

Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Phương pháp trị liệu cảm lạnh hiệu quả  2
Trung bình người lớn thường bị cảm lạnh từ 2 đến 3 đợt mỗi năm

Cảm lạnh uống thuốc gì thì nhanh khỏi?

Chắc chắn rằng không một ai có thể cảm thấy vui vẻ hay thoải mái khi bản thân bị nhiễm cảm lạnh. Các bác sĩ nhận định rằng bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị cảm lạnh vào giai đoạn đầu của bệnh. Một số dòng thuốc thông dụng có tác dụng giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh có thể kể đến như:

Thuốc co mạch mũi

Bị cảm lạnh uống thuốc gì? Hiện nay trên thị trường thuốc co mạch mũi là sản phẩm được nhiều người tìm kiếm khi gặp tình trạng này. Chức năng chính của loại thuốc này là gây co mạch, giảm sưng niêm mạc mũi, từ đó thúc đẩy hoạt động hít thở và chống ngạt mũi. 

Thế nhưng, tác dụng phụ của loại thuốc này là khiến cho huyết áp và nhịp tim tăng đột ngột. Đồng thời, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc vào cuối ngày thì có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ. Những đối tượng có tiền sử huyết áp cao hay tăng nhãn áp nếu muốn sử dụng thuốc thì cần có sự chỉ định của các y bác sĩ.

Một điều nữa mà người bị cảm lạnh cần phải thận trọng, đó chính là tránh việc lạm dụng thuốc co mạch mũi quá mức. Khi sử dụng liên tục trong một thời gian dài sẽ kéo theo những lo ngại liên quan đến nghẹt mũi mãn tính.

Thuốc giảm đau và hạ sốt

Những loại thuốc được sử dụng với mục đích giảm đau nhức và hạ sốt do bị cảm lạnh có thành phần chính là paracetamol, aspirin và ibuprofen. Tương tự với thuốc co mạch mũi thì loại thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân suy gan hay sử dụng rượu bia. Paracetamol gây tác động xấu đến chức năng gan, còn aspirin và ibuprofen khiến chứng niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. 

Điều này quả là khó khăn để có thể quyết định cảm lạnh uống thuốc gì. Lời khuyên dành cho các bệnh nhân đó là phải kiểm tra kỹ thành phần của thuốc trước khi sử dụng. Điều này phòng tránh nguy cơ hấp thụ các hoạt tính có trong thuốc cùng một lúc và tạo ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin hiệu quả trong việc điều trị các chứng hắt hơi, sổ mũi, giảm tiết dịch ở đường hô hấp. Nếu bạn đang mệt mỏi với việc ho liên tục vào ban đêm, ho do chảy dịch mũi thì sử dụng thuốc kháng histamin chính là một lựa chọn sáng suốt. Ngược lại, loại thuốc này không phù hợp đối với những bệnh nhân bị phổi mãn tính, tăng nhãn áp hay phì đại tuyến tiền liệt. Các bác sĩ cũng khuyến cáo việc sử dụng thuốc kháng histamin trong việc loại bỏ chứng ho có đờm.

Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Phương pháp trị liệu cảm lạnh hiệu quả 3
Nhiều bệnh nhân phân vân trong việc cân nhắc cảm lạnh uống thuốc gì sẽ hiệu quả

Uống thuốc trị cảm lạnh cần lưu ý những gì?

Có rất nhiều yếu tố khác nhau cần phải được bảo đảm để thuốc có thể phát huy tác dụng trong việc đối phó với cảm lạnh. Những lưu ý sau đây đã được nhiều chuyên gia y tế công nhận mà bạn có thể tìm hiểu:

Lựa chọn thương hiệu thuốc uy tín

Các sản phẩm thuốc trị cảm lạnh trên thị trường được sản xuất dưới nhiều cái tên thương mại khác nhau. Vậy nên người bệnh cần tìm hiểu thông tin của các thương hiệu thuốc nổi tiếng. Thương hiệu đó phải chắc chắn về sự uy tín trên thị trường, được công nhận và kiểm chứng về chất lượng cũng như mức độ an toàn.

Kiểm soát thời điểm sử dụng thuốc 

Khi người bệnh bị sốt cao trên 38.5 độ C mới nên sử dụng thuốc hạ sốt để không ảnh hưởng đến chức năng gan. Các chuyên gia cũng lưu ý việc uống thuốc hạ sốt cùng thành phần chống dị ứng và các biệt dược có chứa chất này đối với một số trường hợp. Những người được chống chỉ định bao gồm: Người lên cơn hen, tắc cổ bàng quang, tá tràng, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối…

Lưu ý hạn sử dụng trước khi uống thuốc

Một điều quan trọng khác mà người bị cảm lạnh cần lưu ý, đó chính là hạn sử dụng của thuốc điều trị. Thông thường, thuốc sẽ trở nên biến chất và giảm hiệu quả trị liệu khi bị quá hạn. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra hạn sử dụng sẽ phòng ngừa được những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe người bệnh. 

Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Phương pháp trị liệu cảm lạnh hiệu quả 4
Cần kiểm tra hạn sử dụng của thuốc kỹ càng để tránh những biến chất độc hại

Những nguyên tắc cần nắm rõ khi điều trị cảm lạnh

Bên cạnh vấn đề bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi, bệnh nhân cũng lưu ý một số nguyên tắc quan trọng. Từ đó cơ thể mới có khả năng hồi phục nhanh chóng mà không để lại bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào: 

  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể, tăng cường ăn nhiều loại rau quả tươi nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Rèn luyện thói quen uống nước ấm, mục đích là giúp cho cơ thể đào thải virus. Song song với đó là làm loãng đờm dịch, mang lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, có thể tắm bằng nước ấm để máu được lưu thông khắp cơ thể.
  • Khi bị cảm lạnh nên cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ. Tuyệt đối không hoạt động quá sức vì sẽ gây cản trở quá trình hồi phục.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ, đảm bảo đúng quy trình. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để phòng ngừa viêm nhiễm.

Đó là tất cả những thông tin mà Nhà Thuốc Long Châu đã chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi. Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu cảm lạnh, hãy tham khảo lời khuyên của các y bác sĩ để từ đó đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin