Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ

Bệnh mù màu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà có trẻ có những triệu chứng bệnh khác nhau. Vậy biểu hiện nhận biết mù màu ở trẻ em là gì?

Nếu như trẻ đang gặp phải vấn đề khi phân biệt màu sắc và cảm thấy khó khăn vì không thể biết đâu là màu đỏ, xanh lá và xanh dương thì rất có khả năng trẻ đã bị chứng mù màu. Tuy nhiên, trước khi phụ huynh đưa trẻ đi khám, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về biểu hiện nhận biết mù màu ở trẻ em. 

Biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em

Mù màu ở trẻ là tình trạng không thể phân biệt màu sắc. Nguyên nhân xảy ra thường là do di truyền và bệnh thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Cụ thể, trẻ bị mù màu sẽ không thể nhận biết được một số màu nhất định như màu xanh lá, đỏ, vàng và xanh da trời. Một biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em trong giai đoạn đầu như sau: 

  • Nhạy cảm với ánh sáng, thường tránh né và giật mình khi đối diện với màu sắc.
  • Trẻ khó phân biệt được các màu sắc cơ bản khi trẻ từ 4 tuổi trở lên.
  • Trẻ không thể phân biệt được các đồ vật theo màu sắc.
  • Mắt đỏ, nhức mắt kèm các triệu chứng toàn thân như nóng, sốt...
  • Tình trạng mắt chuyển động nhanh (hiếm gặp).
Biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em 1 Bé bị bệnh mù màu có nhiều triệu chứng khác nhau

Nhìn chung, mù màu không làm ảnh hưởng đến độ sắc nét. Tuy nhiên nếu các triệu chứng bệnh ở mức nhẹ sẽ gây khó khăn trong việc nhận biết trẻ có bị mù màu hay không. Các vấn đề về thị lực ở trẻ có thể được phát hiện khi lớn lên và khi đi học về các màu sắc.

Phụ huynh nên chú ý đến những lần hướng dẫn trẻ phân biệt đồ vật dựa theo màu sắc. Nếu trẻ gặp khó khăn trong thời gian dài, bạn hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để được khám và có phương pháp điều trị hữu ích.

Nguyên nhân gây ra hội chứng mù màu ở trẻ

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính gây ra chứng mù màu ở trẻ em:

Do rối loạn di truyền

Tình trạng mù màu đa phần thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Những trẻ mắc bệnh mù màu không thể phân biệt được một số màu sắc cơ bản như màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương, vàng. Bệnh có 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Nếu cả hai mắt bị ảnh hưởng ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ không thể khắc phục được.

Do biến chứng của một số bệnh lý khác

Nếu trẻ đang bị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh Alzheimer, hội chứng Parkinson, bệnh bạch cầu, tăng nhãn áp hay thoái hóa điểm vàng thì khả năng cao trẻ có thể mắc phải chứng mù màu. Những bệnh lý trên cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Tuy nhiên, nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm thì trẻ sẽ sớm cải thiện được thị giác một cách bình thường.

Tác dụng từ thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc ở trẻ, chẳng hạn như một số loại thuốc trong việc chữa bệnh tim mạch, nhiễm trùng hay rối loạn thần kinh.

Biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em 2 Tác dụng phụ của thuốc là những nguyên nhân gây ra bệnh mù màu ở trẻ

Do tuổi tác

Trẻ em càng lớn thì tình trạng bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn và trẻ sẽ càng khó phân biệt được các màu sắc cơ bản. Do đó, đối với những trẻ phát hiện tình trạng bệnh sớm sẽ được cải thiện bệnh nhanh hơn.

Tiếp xúc hóa chất

Nếu như trẻ tiếp xúc với các hóa chất có hại như cacbon disulfide, phân bón chứa hóa chất thì thị lực cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu là trong gia đình có người yêu thích thiên nhiên, thích trồng cây trong nhà, hãy đảm bảo trẻ không đến gần những loại hóa chất này. Đồng thời đối với phụ nữ đang mang thai cần hạn chế tiếp xúc với chúng.

Điều trị bệnh mù màu ở trẻ em

Có rất nhiều người băn khoăn không biết bệnh mù màu liệu có chữa được không? Theo các báo cáo, tính đến thời điểm hiện tại thì bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhất là đối với trường hợp mù màu do yếu tố di truyền.

Vì chưa có phương pháp điều trị nên người bị mù màu thường sẽ phải tập thích nghi và sống chung với tình trạng này. Khi đã quen dần thì có thể việc nhầm lẫn màu sắc chỉ gặp một vài bất tiện nhỏ trong cuộc sống. Thực tế, có rất nhiều người bị bệnh nhưng không biết bản thân mù màu cho đến khi trưởng thành. Dưới đây là một số cách để người bệnh có thể học cách sống chung với chúng, cụ thể như:

  • Học ghi nhớ thứ tự màu sắc của đồ vật, những thứ quen thuộc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
  • Nhờ người thị lực bình thường ghi chú lại màu sắc cho quần áo của mình và sắp xếp đồ dụng trong phòng để có thể dễ dàng kết hợp với nhau.
  • Sử dụng một vài ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính chuyên dụng cho người bị mù màu.
  • Trong quá trình học tập, cô giáo có thể hỗ trợ trẻ nhận diện màu sắc. Bởi vì trẻ khi bị bệnh thường gặp khó khăn lúc nhìn chữ trên bảng màu xanh hoặc khi đọc bài được in trên trang sách nhiều màu sắc hay từ nhiều mực khác nhau.
Biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em 3 Cô giáo có thể hỗ trợ bé ghi nhớ màu trong quá trình học tập.
  • Mang kính áp tròng có màu, bác sĩ sẽ cho trẻ đeo kính áp tròng để trẻ có thể dễ dàng phân biệt được màu sắc cơ bản. Tuy nhiên, loại kính này có thể làm cho vật thể mà trẻ nhìn thấy biến dạng, khiến cho tầm nhìn của trẻ bị cản trở.
  • Đeo kính chống chói đối với trẻ bị mù màu nặng thì cần phải đeo loại kính đặc biệt này. Loại kính này sẽ giúp trẻ có thể phân biệt được một số màu sắc dễ dàng hơn.

Trên đây là những chia sẻ về biểu hiện nhận biết bệnh mù màu ở trẻ em. Mặc dù, vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh nhưng vẫn có thể chẩn đoán bệnh sớm. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ để giảm thiểu mức độ bệnh nghiêm trọng hơn. 

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin