Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Câm điếc bẩm sinh là khi con trẻ sinh ra bị không nói được, rối loạn ngôn ngữ, không nghe được và rối loạn các chức năng bên trong cơ thể. Vậy tình trạng này là do đâu? Bố mẹ bị câm điếc có di truyền không?
Câm thực chất chính là hậu quả của chứng điếc sớm. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều người cùng đặt ra chung một câu hỏi là “Liệu bị câm điếc có di truyền không?”. Để tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi bài viết dưới đây.
Các bác sĩ cho biết, câm là trạng thái không thể nói được do bị rối loạn ngôn ngữ bẩm sinh hoặc do rối loạn các chức năng ở bên trong cơ thể. Theo thống kê, phần lớn những người câm là do bị điếc từ nhỏ. Dẫu vậy, một số nghiên cứu cũng chỉ ra câm điếc là do một số các tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng hoặc do chấn thương gây mất cảm giác thính giác và dẫn tới tình trạng mất khả năng ngôn ngữ.
Tuy nhiên phần lớn, câm điếc bẩm sinh là do nguyên nhân di truyền, bố hoặc mẹ bị mắc bệnh và truyền sang con. Để biết được trẻ có bị câm điếc bẩm sinh hay không, các bậc phụ huynh cần cho con làm một số các xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm tìm đột biến gen gây điếc bẩm sinh. Dựa vào kết quả của xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể khả năng trẻ có thể bị bệnh là bao nhiêu. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen câm điếc thì nguy cơ trẻ có thể bị mắc bệnh sẽ lên tới khoảng 25%.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có thể nắm rõ về câu trả lời. Bố mẹ bị câm điếc thì rất có thể sẽ di truyền sang con. Ngoài nguyên nhân này cũng sẽ còn một số các nguyên nhân khác gây câm điếc, cụ thể:
Như vậy, ta có thể thấy, phần lớn trẻ em bị câm là do bị điếc bẩm sinh hoặc bố mẹ không phát hiện kịp thời. Trẻ bị điếc không thể tiếp nhận và xử lý các tín hiệu âm thanh, từ đó kéo theo tình trạng không biết nói và bị câm. Nếu trẻ có những biểu hiện của chậm nói, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có thể phát hiện sớm chứng câm điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nào giúp nhận biết trẻ bị câm điếc bẩm sinh chắc hẳn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Theo các bác sĩ, bệnh câm điếc có thể nhận biết qua một số các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên lưu tâm để theo dõi tình trạng của con trẻ:
Bên cạnh đó, trẻ bị câm điếc bẩm sinh cũng không có phản ứng với những âm thanh hay đơn giản hơn là không phản ứng khi người khác gọi tên mình. Ngoài những trẻ em bẩm sinh đã bị câm điếc, có bố hoặc mẹ bị câm di truyền sang thì còn một số đối tượng trẻ em khác cũng có nguy cơ bị câm điếc như trẻ sinh non, trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ mắc bệnh viêm màng não và trẻ bị ảnh hưởng do mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
Phần lớn trẻ bị suy giảm thính lực do bẩm sinh, viêm tai giữa hoặc di chứng sau khi bị bệnh viêm màng não sẽ rất khó để có thể hồi phục thính lực, trẻ sẽ phải mang theo khuyết tật này suốt cả cuộc đời. Đối với những trường hợp này, bố mẹ sẽ cần phát hiện ra sớm và các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng máy nghe, các máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử để trẻ có thể nghe và học nói từ sớm.
Để thời gian kéo dài càng lâu, trẻ càng lớn thì việc can thiệp cho trẻ sẽ rất khó khăn bởi vùng thần kinh nghe nói của trẻ đã bị thoái triển. Cấy ốc tai sau khi trẻ đã được 7 tuổi sẽ không thể mang lại hiệu quả.
Bên cạnh những phương pháp trên, áp dụng cho trẻ phương pháp đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định. Lý do chính là bởi những người khiếm thính có thể học các cách giao tiếp khác, trong đó có phương pháp này. Ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi sẽ thay thế cho việc giao tiếp bằng miệng.
Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc một số thông tin, trả lời cho câu hỏi “Câm điếc có di truyền không?”. Câm điếc có thể là bệnh di truyền gây nhiều tác động xấu đến chất lượng cuộc sống, vì thế hãy cho con em mình đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để nhận biết sớm các dấu hiệu và có các biện pháp can thiệp, điều trị khi cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.