Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tìm hiểu chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt thế nào là hợp lý và tăng cường thực phẩm giàu sắt nào sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe của mình.
Sắt là thành phần chính để tổng hợp ra hemoglobin – một yếu tố quan trọng trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể và giúp cho máu có màu đỏ. Vì thế, nếu thiếu sắt, khả năng thiếu máu sẽ rất cao. Sắt cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP (Adenosine triphosphate – phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng)
Trong cơ thể, chất sắt được lưu trữ chủ yếu ở gan và các cơ bắp của chúng ta.
Để duy trì cân bằng sắt trong cơ thể, chúng ta phải đảm bảo cân đối giữa lượng hấp thu và lượng cơ thể mất đi. Sắt có thể bị mất đi hay thải qua phân, nước tiểu, mồ hôi, móng tay, tóc. Ở phụ nữ, nó cũng bị mất đi một lượng khá nhiều qua chu kỳ kinh nguyệt. Đó cũng là lý do tại sao phụ nữ phải bổ sung sắt nhiều hơn so với nam giới.
Cần có đủ lượng sắt cần thiết từ chế độ ăn uống để duy trì cơ thể khỏe mạnh
Thiếu sắt trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến thiếu máu, đó cũng là nguyên nhân thiếu máu diễn ra ở 90% người bệnh. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, khó thở, đau đầu… thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Lượng sắt cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của người bệnh. Chế độ ăn cho người thiếu máu cần bổ sung các nguồn cung cấp sắt đến từ động vật – chủ yếu từ thịt đỏ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần một tỷ lệ chất sắt từ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Sắt được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và tồn tại dưới hai dạng đó là hem và non-hem. Trong đó, sắt hem hấp thu tốt hơn khi vào trong cơ thể và có thể tìm thấy nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, hải sản… Còn sắt non–hem được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu, đỗ, các loại rau lá xanh.
Chế độ ăn cho người thiếu máu cần bổ sung các nguồn cung cấp sắt từ động vật và thực vật
Cụ thể, bạn có thể xây dựng chế độ ăn cho người thiếu máu với các thực phẩm có chứa nhiều sắt như sau:
– Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn nạc, tim gan động vật… (phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên)
– Cá và động vật có vỏ như tôm, cua, cá, trai, ốc, ngao, sò, hến…
– Trứng
– Các loại hạt: đậu phộng, quả óc chó, hướng dương, hạt vừng…
– Rau lá xanh đậm: bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cải xoong…
– Đậu và sản phẩm từ đậu: Đậu tương, đậu hà lan, đậu đen, đậu lăng, đậu phụ…
– Các loại quả khô ví dụ như nho, mơ, mận, nho, quả sung khô
– Thực phẩm khác: chocolate (càng sẫm màu càng tốt), bột ca cao, lựu, táo …
Vitamin C trong nước cam giúp hấp thu sắt dễ dàng hơn
– Vitamin C sẽ giúp hấp thu chất sắt dễ dàng hơn, do vậy người bệnh cũng nên ăn nhiều rau quả hay uống một ly nước cam trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
– Ăn thịt trong các bữa ăn cũng sẽ giúp tăng cường hấp thu chất sắt từ những nguồn thực phẩm không phải động vật.
– Tránh uống trà trong bữa ăn vì nó có thể làm cản trở việc hấp thu sắt.
Nguyệt Hằng
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.