Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể chúng ta không tự sản xuất và lưu trữ kẽm được, vì vậy chúng ta đều cần phải bổ sung kẽm hàng ngày. Tìm hiểu ngay cách bổ sung kẽm hiệu quả
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng liên quan đến hầu hết hoạt động sống của cơ thể. Chúng ta nên bổ sung đủ lượng kẽm để cơ thể được phát triển toàn diện.
Kẽm là một khoáng chất vi lượng liên quan đến hầu hết quá trình trao đổi chất trong cơ thể, có chức năng miễn dịch, phân chia và chuyển hóa tế bào, tổng hợp DNA cho cơ thể. Gan, tụy, thận, xương, cơ và mắt là những bộ phận có mức độ tập trung kẽm cao nhất.
Đối với thai nhi và trẻ em, kẽm đặc biệt quan trọng bởi vì kẽm giúp tăng sinh sản tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, trẻ nhỏ. Những phụ nữ đang mang thai sẽ gặp nguy cơ sinh non gấp 3 lần nếu thiếu kẽm, trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân, trẻ sinh ra sẽ có chiều cao thấp hơn so với những bà mẹ mang thai bình thường.
Trẻ bị thiếu kẽm có biểu hiện gì được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Ngay khi trẻ có những dầu hiệu như bị chậm tăng trưởng, bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, kém chiều cao cân nặng, chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục thì đây chính là dấu hiệu của việc thiếu kẽm. Vậy đối với trẻ em thì bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong những đoạn tiếp theo nhé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần được bổ sung kẽm mỗi ngày theo liều lượng cụ thể như sau:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên bổ sung kẽm 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn và bổ sung vào buổi sáng là tốt nhất, đặc biệt không nên uống kẽm khi bụng đang đói vì điều này có thể khiến cho bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Các loại hải sản, thịt gia cầm, thịt đỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa…, là những thực phẩm giàu kẽm mà chúng ta nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm trên cung cấp cho chúng ta khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.
Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại thuốc kẽm và thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm. Bạn nên lựa chọn những loại thuốc uy tín, có đầy đủ chứng nhận và được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển, người bị ốm bệnh lâu ngày, người lớn tuổi, vận động viên thì thực phẩm hàng ngày sẽ không đủ cung cấp đủ lượng kẽm, vì vậy bổ sung từ viên kẽm là điều rất cần thiết.
Bạn nên biết rằng nếu uống kẽm chung với các loại vitamin và khoáng chất khác có thể gây ra tình trạng tương tác giữa các chất với nhau và điều này có thể giảm khả năng hấp thu của cơ thể. Ví dụ nếu bổ sung đồng thời canxi và kẽm sẽ làm giảm khả năng hấp thu cả hai chất vào cơ thể. Vì vậy, bạn nên bổ sung các chất này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ và nên uống kẽm trước để kẽm hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, để chắc chắn không gặp phải trường hợp tương tác cạnh tranh giữa các thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
Nếu bạn cung cấp quá nhiều kẽm vào cơ thể (khoảng trên 35-40mg kẽm mỗi ngày) thì độc tính của kẽm sẽ bắt đầu tác dụng vào cơ thể, tác dụng phụ thường gặp nhất của ngộ độc kẽm chính là rối loạn tiêu hóa. Nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy những triệu chứng và bệnh lý là phổ biến nhất. Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều kẽm sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ đồng và sắt, dẫn đến cản trở quá trình hấp thụ chất của cơ thể và gây ra những trường hợp không mong muốn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc nên bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng các loại thuốc kẽm theo lời khuyên của bác sĩ để duy trì sức khoẻ ổn định cho cả bản thân và gia đình nhé.
Thúy Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.