Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm và cách bổ sung hiệu quả

Ngày 25/11/2020
Kích thước chữ

Mặc dù cơ thể của chúng ta chỉ cần đến một lượng kẽm rất nhỏ nhưng nó là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Thiếu kẽm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Kẽm là vi chất quan trọng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và giúp các vết thương mau lành hơn. Vì thế chúng ta hãy cẩn thận với những dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm để kịp thời bổ sung vi chất này.

Những nguyên nhân khiến cho cơ thể bị thiếu kẽm

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm và cách bổ sung hiệu quả 1Kẽm là vi chất quan trọng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng

Cơ thể hấp thụ kém

Cơ thể không thể hấp thụ hết các dưỡng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrate, đồng thời cũng dẫn đến thiếu kẽm. Cơ thể hấp thụ kẽm kém cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ.

Người mắc bệnh mãn tính

Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính từ nhẹ đến nặng có thể dẫn đến việc số hấp thụ các vi chất như kẽm. Người mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về máu, rối loạn miễn dịch, phơi nhiễm hóa chất độc là những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm hàng đầu.

Chế độ ăn uống không đầy đủ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm và cách bổ sung hiệu quả 2Thiếu kẽm do thức ăn ít kẽm hoặc hoặc chứa phytate và xơ cản trở hấp thu kẽm của cơ thể
Do thức ăn ít kẽm hoặc do trong thức ăn có thành phần phytate và xơ cản trở hấp thu kẽm của cơ thể. Mẹ bầu là đối tượng dễ bị thiếu kẽm dẫn đến hàm lượng kẽm trong sữa rất thấp, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Những biểu hiện cơ thể thiếu kẽm

Tóc xơ rối, dễ gãy rụng

Khi bị thiếu kẽm, cơ thể không thể tổng hợp đủ protein và cân bằng lượng nội tiết tố trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm giảm nồng độ DHT (dihydrotestosterone) trong cơ thể nam giới và làm tăng nồng độ estrogen ở nữ giới, không chỉ khiến cho mái tóc bị gãy rụng mà cơ thể của bạn cũng trở nên mệt mỏi. 

Xương yếu

Thiếu kẽm có thể làm xương yếu, còi xương ở trẻ nhỏ. Vì kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào giúp cho xương khỏe mạnh.

Dễ bị nhiễm trùng tái phát

Kẽm duy trì hệ thống miễn dịch, phát triển và sửa chữa các mô cơ thể. Vì thế khi cơ thể thiếu kẽm bạn sẽ thấy những vết thương ngoài da lâu lành hơn, còn dẫn đến chứng viêm da thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Móng tay, chân yếu, dễ gãy

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm và cách bổ sung hiệu quả 3Thiếu kẽm khiến móng giòn dễ gãy và có đốm trắng

Cùng với việc rụng tóc, thiếu kẽm làm cho quá nhân lên của tế bào và hấp thu protein kém đi, khiến móng giòn dễ gãy và có đốm trắng. Khi trên móng tay xuất hiện những đốm trắng, còn gọi là nốt gạo, đây là một trong những biểu hiện nặng nhất khi cơ thể thiếu kẽm.

Răng kém sáng bóng

Cái răng cái tóc là gốc con người, và kẽm là một vi chất rất cần cho hàm răng khỏe mạnh. Khi bạn thấy răng bị xỉn màu, kém sáng bóng, thường xuyên lung lay và bị mẻ thì nên nghĩ ngay đến việc thiếu kẽm. Điều này đồng thời cũng làm tăng nguy cơ loét miệng, khiến bạn nhạy cảm với mùi vị hơn. Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến vị giác, xuất hiện phần rêu trắng ở lưỡi cộng với viêm nướu - hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.

Da xấu, thường xuyên bị nổi mụn 

Một nghiên cứu khoa học cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá là do hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp. Lúc này khi bị mụn cũng lâu lành hơn, da thường bị thâm nám do không có tác dụng chữa lành niêm mạc da của kẽm.

Bổ sung kẽm đúng cách thông qua bữa ăn hằng ngày

Nhu cầu hàng ngày về kẽm ở nam giới là 11mg và phụ nữ là 8mg. Và cách hiệu quả nhất để bổ sung lượng kẽm cho cơ thể và ngăn ngừa thiếu kẽm là kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu chất kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt với những người có nguy cơ bị thiếu kẽm như trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần được bổ sung kẽm cho võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy.

Những loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như:

Cơ thể không lưu trữ kẽm, vì vậy bạn cần ăn đủ lượng kẽm yêu cầu mỗi ngày. Vì thế bạn nên áp dụng chế độ ăn đa dạng thực phẩm kẽm, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm.

Những thực phẩm có nhiều kẽm: Hàu, tôm cua, sò hến, thịt bò, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, trái cây (trái lựu, trái bơ, quả mâm xôi), các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng..). Không những bổ sung kẽm mà những thực phẩm này còn có chứa vitamin A, B6, C và photpho từ đó làm tăng sự hấp thu kẽm cho cơ thể.

Những thực phẩm như cá hồi, tôm, cua, hàu, thịt gà, thịt bò, lợn… giúp bổ sung dưỡng chất cho trẻ thiếu canxi và kẽm nhưng tránh bổ sung dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch.

Đặc biệt những người ăn chay trường có nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Vì thế nếu bạn chọn chế độ ăn như thế nào bạn nên bổ sung những loại rau như đậu, đỗ và các loại hạt vừng, lạc theo tỷ lệ ngũ cốc 50%, rau và trái cây 33% và những loại thực phẩm khác 17%. 

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Vitamin