Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu, liều lượng thế nào là hợp lý?

Ngày 29/03/2021
Kích thước chữ

Kẽm đối với cơ thể trẻ nhỏ là một loại khoáng chất không thể thiếu. Bổ sung kẽm cho trẻ sao cho hợp lý nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Kẽm đối với cơ thể trẻ nhỏ là một loại khoáng chất không thể thiếu. Kẽm đóng vai trò tổng hợp protein, thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não trẻ nhỏ. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ sao cho hợp lý nhất và nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vai trò của kẽm đối với trẻ nhỏ

1. Kẽm tác động đến sự tăng trưởng của cơ thể trẻ nhỏ

Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thụ và tổng hợp đạm, phân chia tế bào, đồng thời duy trì và bảo vệ các thế bào vị giác, khứu giác ở trẻ. Nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào trong cơ thể trẻ sẽ diễn ra chậm hơn, làm chậm sự phát triển về chiều cao, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.

bo-sung-kem-cho-tre-sao-cho-hop-ly-nhat-3

Kẽm tác động đến sự tăng trưởng của cơ thể trẻ nhỏ

Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu bổ sung kẽm sẽ tăng cao hơn người bình thường. Việc không bổ sung đầy đủ kẽm cho mẹ sẽ khiến bé sinh ra bị giảm chiều cao, cân nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cung cấp lượng kẽm đầy đủ cho trẻ sẽ giúp bé cải thiện chiều cao, tăng cân và tránh tình trạng bị suy dinh dưỡng.

2. Bổ sung kẽm cho bé giúp tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm đóng vai trò trong việc hỗ trợ và duy trì hệ thống miễn dịch, giúp kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.

Trẻ em khi thiếu kẽm sẽ chậm phát triển, các chức năng của tế bào dễ tổn thương dẫn đến việc tăng các nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và trầm trọng nhất sẽ dẫn đến tử vong.

bo-sung-kem-cho-tre-sao-cho-hop-ly-nhat-2

Bổ sung kẽm cho bé giúp tăng cường hệ miễn dịch

3. Một số vai trò quan trọng khác của kẽm

Kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi - một trong những chất giúp ổn định thần kinh và não cho bé, vì vậy bé sẽ rất dễ nổi cáu nếu thiếu kẽm.

Kẽm rất cần thiết cho não bộ vì vi chất này sẽ giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn, làm sản xuất collagen mang lại làn da mịn màng, điều chỉnh lượng dầu trên da và giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn.

Kẽm còn có vai trò quan trọng với sinh lý nam giới, tham gia vào quá trình trao đổi nội tiết tố, giúp cân bằng chức năng tiền liệt, sự hình thành vận động của tinh trùng.

Các dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu kẽm

  • Trẻ biếng ăn, nôn không rõ lý do, rối loạn giấc ngủ dẫn đến trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít,... 
  • Trẻ chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…
  • Trẻ gặp phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, các vết bỏng, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông...

Khi thấy bé có các dấu hiệu lâm sàng trên, nên cho bé đi kiểm tra xét nghiệm hàm lượng kẽm trong máu biết trẻ có đang trong tình trạng thiếu kẽm hay không.

Bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu? Sao cho hợp lý nhất?

Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà lượng kẽm bổ sung cho bé sẽ khác nhau.

  • Bổ sung kẽm cho trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

bo-sung-kem-cho-tre-sao-cho-hop-ly-nhat-1

Bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu

Ngoài ra, để phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ, nên thực hiện những điều sau đây:

  • Nên đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn của bé, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi thói quen ăn uống của bé để có lợi cho việc hấp thu kẽm.
  • Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bằng cách cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 24 tháng.
  • Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, hoa quả.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá…
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm... trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú. Bổ sung các thuốc chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút, thời gian bổ sung là 2-3 tháng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chữa các bệnh gây thiếu kẽm ở trẻ trước khi bổ sung như bệnh rối loạn tiêu hóa.
  • Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.
  • Nên dùng cả sắt và kẽm, sử dụng kẽm trước, sắt sau vì sắt cản trở sự hấp thụ kẽm.
  • Tránh bổ sung dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch.
  • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B.
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Hy vọng bài viết trên đã bố mẹ hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách bổ sung kẽm cho trẻ sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin